Khủng hoảng di cư: EU tăng cường viện trợ cho các tổ chức quốc tế
Thứ ba, 13/10/2015 14:23 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã cam kết hỗ trợ thêm 1 tỷ euro để giúp các cơ quan Liên Hợp Quốc hỗ trợ người tị nạn Syria ở Trung Đông, như một phần của nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ở EU.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Sắp tới sẽ có thêm
nhiều sự trợ giúp đến các nước láng giềng của Syria, nơi hàng triệu người đã chạy
trốn kể từ khi cuộc xung đột diễn ra tại nước này. Các nhà lãnh đạo cũng nhất
trí về việc tăng cường bảo vệ biên giới bên ngoài EU. Chủ tịch Hội đồng châu Âu
Donald Tusk cảnh báo rằng "cơn sóng lớn nhất của những người tị nạn và người
di cư vẫn chưa đến, chúng tôi cần phải sửa đổi các chính sách mở cửa". Khoảng
nửa triệu người di cư đã đến châu Âu năm nay, điều này gây chia rẽ sâu sắc
trong nội bộ EU. Một hội nghị thượng đỉnh đã được nhóm họp khẩn cấp tại
Brussels, trong bối cảnh việc di dời 120.000 người di cư đang gặp khó khăn. Một
số nước phản đối các đề án, áp đặt hạn ngạch bắt buộc cho các thành viên EU. Tuy
nhiên, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí được một số điều: ít nhất 1 tỷ € bổ sung
sẽ được quyên góp cho cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc và chương trình Lương
thực Thế giới, sẽ có thêm những sự giúp đỡ cho Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và
các nước Balkan (con đường chính của người di cư tới miền Bắc) tăng cường kiểm
soát biên giới, trong đó bao gồm tăng kinh phí cho các lực lượng an ninh biên
giới…Mặc dù vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker mô tả các cuộc
đàm phán là "tuyệt vời", diễn ra trong một "bầu không khí tốt
hơn so với dự kiến".<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Công bố các biện
pháp, ông Tusk cho biết mục tiêu của cuộc họp đã chấm dứt các chỉ trích giữa
các thành viên. Ông cho biết khoảng bốn triệu người Syria đã chạy sang các nước
láng giềng, có nghĩa là "chúng ta nên nói về hàng triệu người tị nạn đang
cố gắng để đến châu Âu từ Syria, không phải đề cập đến Iraq, Afghanistan,
Eritrea và những nơi khác". Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí thiết lập
"các điểm nóng" - trung tâm giải quyết đặc biệt ở biên giới các nước
để giúp sàng lọc những người mới đến. Đức, điểm đến ưa thích cho nhiều người mới
đến châu Âu, đã hài lòng sau cuộc họp, Thủ tướng Angela Merkel cho biết:
"Tôi có cảm giác rằng chúng ta đã muốn giải quyết nhiệm vụ này cùng
nhau." Các nhà lãnh đạo EU đã dỡ bỏ nguyên tắc Dublin, nguyên tắc mà người
di cư phải xin tị nạn tại nước EU đầu tiên họ đặt chân đến. Pháp tổ chức một hội
nghị quốc tế về người tị nạn, trong đó Tổng thống Francois Hollande kêu gọi người
Mỹ và Canada phải làm nhiệm vụ của họ. Hungary, một trong những nước cứng rắn
nhất, muốn châu Âu hành động tập thể để
bảo vệ biên giới, Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban đã thất vọng và nói rằng
"biên giới bên ngoài của châu Âu vẫn chưa được bảo vệ". Thời gian gần
đây, Croatia đã trở thành tuyến đường chính phía bắc cho những người di cư. Thủ
tướng Croatia Zoran Milanovic cho biết ông đã yêu cầu phải thực hiện tối đa việc
kiểm soát các tuyến đường biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">"Các biện pháp
chúng ta đã đồng ý ngày hôm nay sẽ không kết thúc cuộc khủng hoảng, nhưng là
các bước cần thiết theo định hướng đúng đắn, '' ông Tusk phát biểu ở cuối cuộc
họp kéo dài bảy giờ tại Bỉ. Một hội nghị thượng đỉnh đã tiếp tục được lên kế hoạch
vào tháng Mười, dự kiến ông Tusk và ông Juncker sẽ cuộc hội đàm với Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Cũng tại hội nghị Brussel, Thủ tướng Đức
Angela Merkel cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad nên tham gia vào các cuộc
đàm phán nhằm chấm dứt cuộc nội chiến của nước ông, trong bối cảnh hoạt động
ngoại giao mới mẻ sau cuộc xung đột. Châu Âu ghi nhận hàng ngàn người di cư đến
mỗi ngày, hầu hết trên những con thuyền đầy rủi ro từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp. Số
khác lại hy vọng đến được Đức, họ đi đường bộ qua khu vực Balkan. Khu vực này
đã xuất hiện một số điểm nóng - Hungary đã xây dựng một hàng rào dọc theo biên
giới Serbia, và đang cố gắng để hoàn thành một cái khác với Croatia./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Dương Thái<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">(Tổng
hợp)<o:p></o:p></span></p>
anhdt