Những lợi ích của Pháp khi “tiến" vào Vùng Vịnh

Thứ năm, 07/05/2015 09:40
Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và chiến tranh trong khu vực, các vương quốc dầu mỏ vùng Vịnh triệu tập cuộc họp thượng đỉnh bất thường tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia và đón tiếp Tổng thống Pháp Francois Hollande như thượng khách. Quan hệ “chiến lược” này sẽ tạo cơ hội cho Paris phát huy ảnh hưởng vào lúc Washington gây thất vọng cho các vương triều dòng Sunni.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Tổng thống Pháp là khách mời danh dự của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), một vinh dự chưa từng được dành cho một nguyên thủ quốc gia phương Tây từ ngày định chế này được thành lập vào năm 1981. Chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh GCC gồm 3 vấn đề lớn: chương trình hạt nhân của Iran - đối thủ của các vương quốc Arab; cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và cuộc chiến tại Yemen với sự can thiệp quân sự do Riyadh đứng đầu.<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Nhìn từ Paris, cũng như ở Riyadh, mối đe dọa từ Iran xuất hiện ở khắp nơi: ở Liban, qua lực lượng Hezbollah do Tehran tài trợ; ở Gaza, qua tổ chức Hamas do Iran trang bị vũ khí; ở Iraq, qua lực lượng dân quân dòng Shi'ite. Từ nay, lại có thêm Yemen - nơi mà Chính phủ hợp pháp thân Riyadh đã bị phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đánh đuổi khỏi thủ đô Sanaa. Tất cả các vương quốc vùng Vịnh: Saudi Arabia, Qatar, Kuwait, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), trừ Oman, đều muốn đóng vai trung gian hòa giải và đều tham chiến tại Yemen để “ngăn chặn Iran”.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Kể từ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Hollande đã thực hiện nhất quán định hướng liên kết với các cường quốc vùng Vịnh theo phái Sunni. Chính sách này, bắt đầu từ thời Tổng thống Sarkozy, trái ngược với vị trí trung gian truyền thống của Pháp trong khu vực. Theo cựu Đại sứ Denis Bauchard, Cố vấn cho Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) về Trung Đông, "từ Tướng de Gaulle đến Jacques Chirac, Pháp đã cố gắng giữ vai trò hòa giải giữa Iran và các nước vùng Vịnh, rộng hơn là với phương Tây" và Paris đã là khởi nguồn cho các cuộc đàm phán đầu tiên năm 2003 về vấn đề hạt nhân của Iran. Ông Bauchard nói: "Tuy nhiên, từ năm 2007, Pháp lại luôn giữ quan điểm cứng rắn đối với Iran, nghịch lý là quan điểm này còn cứng rắn hơn nhiều so với thái độ của Mỹ, và dường như Pháp đã có lựa chọn, đó là đứng về phía các chế độ quân chủ dầu mỏ". Nếu nhiệm kỳ 5 năm của Nicolas Sarkozy đã được đánh dấu bởi mối quan hệ tốt đẹp giữa Pháp và Qatar, thì điều tương tự của thời Francois Hollande là mối quan hệ của Pháp với Saudi Arabia. Cùng với các biến động ở Trung Đông, Paris tiến "quân cờ" của mình vào hai quốc gia Hồi giáo như một sự khẳng định hai nước này ngày nay là đồng minh tốt nhất của phương Tây. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2015_5/16hq0605baianh800moi_640x358.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Quốc vương Saudi Arabia Salman (trái) đón Tổng thống Pháp Francois Hollande tại sân bay Riyadh ngày 4-5 </div>Đối với Paris, việc đặt cược vào vùng Vịnh mang lại nhiều lợi ích. Bằng chứng đầu tiên của “tuần trăng mật” này là Qatar đã mua 24 máy bay chiến đấu Rafale trị giá 6,5 tỷ USD của Pháp. Qatar cũng là nơi Pháp đặt một căn cứ quân sự quan trọng. Saudi Arabia cũng đang chuẩn bị đón nhận hơn 20 dự án đầu tư với “nhiều chục tỷ euro” theo tiết lộ của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius. Thị trường vương quốc này rất lớn do dân số gia tăng nhanh chóng, với 28 triệu dân theo thống kê năm 2015. Trữ lượng dầu mỏ và ngoại tệ cộng với những dự án cải tạo cơ sở hạ tầng mở ra nhiều triển vọng cho doanh nhân Pháp.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Tuy nhiên, quan hệ thân thiết với Riyadh cũng là cuộc phiêu lưu nhiều bất trắc. Vương quốc này luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn chính trị. Tuần qua, tân Quốc vương Salman đã bất ngờ thay đổi thứ tự Thái tử nối ngôi. Vương triều Riyadh cũng không phải là một chế độ tôn trọng nhân quyền. Tuy ở trong liên minh chống al-Qaeda và thánh chiến nhưng chế độ này theo thuyết Hồi giáo Wahhabi, nghiêm khắc và lạc hậu nhất dòng Sunni với các luật lệ: cấm đảng phái chính trị, chặt đầu tử tội trước công chúng, đánh hàng nghìn roi người bị buộc tội “báng bổ đấng tiên tri”, cấm phụ nữ lái xe… Tất cả những luật lệ cổ hủ này đi ngược lại giá trị tự do và nhân quyền của Pháp.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Theo cựu Đại sứ Pháp tại Iran, Francois Nicoullaud, "Pháp nên tránh tham gia cuộc xung đột giữa hai dòng Hồi giáo Sunni-Shi'ite và thận trọng với các cuộc chiến mượn tay người giữa Saudi Arabia và Iran". </span></p> <p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Theo M.Châu </span></i></p><i> </i><p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Báo Hải quan</span></i></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;</span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra