Quan hệ Trung - Nhật ra sao sau cuộc gặp 'phá băng'

Thứ tư, 12/11/2014 00:12
Việc nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản hôm qua gặp nhau sau gần hai năm hai nước có quan hệ băng giá là dấu hiệu ban đầu cho thấy đôi bên sẵn sàng giải quyết bất đồng vì lợi ích quốc gia, dù khó khăn vẫn chồng chất.
<div><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_11/trung_nhat.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><span style="text-align: left; color: black;">Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.</span></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><br></div><br></div><div>Không ai có thể nhầm lẫn cái bắt tay của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hôm qua là một cử chỉ thiện chí, bởi cả hai đều tỏ rõ thái độ lạnh nhạt. Nhưng hiện tại, những bàn luận hay thắc mắc liên quan đến tình huống bất tiện này không còn quan trọng. Thay vào đó, ý nghĩa thật sự nằm ở thực tế rằng họ đã chính thức gặp mặt và thể hiện tinh thần sẵn sàng giải quyết các bất đồng vì lợi ích của mối quan hệ song phương lành mạnh, theo Huffington Post.<br></div><div><br></div><div>Cuộc gặp gỡ có lẽ là bước quan trọng đầu tiên để nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới phá vỡ tảng băng chắn ngang mối quan hệ, đồng thời cải thiện tình trạng mất lòng tin vào nhau. Điểm mấu chốt lúc này là bằng cách nào tiếp tục xây dựng lòng tin.</div><div><br></div><div>Để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt thượng đỉnh, hàng loạt thủ tục ngoại giao đã được thực hiện, mà đỉnh cao là một thông cáo bốn điểm được đưa ra hồi tuần trước. Tài liệu nhấn mạnh, hai nước thừa nhận quan điểm khác nhau của mỗi bên quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Hoa Đông và cùng chia sẻ "một số điểm thống nhất" về cách ứng xử trước vấn đề liên quan tới chiến tranh trong quá khứ.</div><div><br></div><div>Buổi gặp mặt hôm 10/11, kết hợp với bản thông cáo, có khả năng mang lại một hiệu quả tức thì. Chúng dọn đường để những cuộc trao đồi về chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế và văn hóa có cơ hội diễn ra. "Chúng tôi sẽ lại bận bịu đón tiếp những vị khách đến từ Nhật Bản", Huffington Post dẫn lời chuyên gia phân tích Trung Quốc tại một viện nghiên cứu chuyên về quan hệ Trung - Nhật, nhận xét. Ông cũng công nhận rằng có quá nhiều rủi ro chính trị đối với Bắc Kinh trong suốt hai năm qua khi đối đầu với Nhật Bản.</div><div><br></div><div>Một lợi ích trước mắt khác là việc nối lại đối thoại sẽ góp phần xây dựng một cơ chế giảm thiểu xung đột bất ngờ giữa hai lực lượng quân đội hùng mạnh nhất khu vực. Tàu khu trục, máy bay chiến đấu của Bắc Kinh và Tokyo từng nhiều lần suýt chạm trán trên biển Hoa Đông. Các bên đều cáo buộc đối phương có hành động khiêu khích.</div><div><br></div><div>Năm 2012, Trung Quốc và Nhật Bản gần tiến tới thiết lập một hệ thống đồng bộ hóa thông tin liên lạc giữa bộ quốc phòng, trung tâm chỉ huy, thủy thủ và phi công tiền tuyến của hai nước. Tuy nhiên, Bắc Kinh ngừng mọi cuộc đàm phán khi tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nổ ra. Với việc căng thẳng chính trị ít nhiều giảm nhẹ, các cuộc thảo luận được cho là sẽ khởi động lại vào cuối năm nay.</div><div><br></div><div>Nếu là hồi đầu năm, ít ai có thể tưởng tượng ra viễn cảnh Chủ tịch Tập và Thủ tướng Abe đứng cạnh nhau cùng chụp ảnh. Quan hệ giữa hai nước vốn đã tổn hại nghiêm trọng do tranh chấp quanh biển đảo, sau đó lại bị thử thách khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.</div><div><br></div><div>Việc ông Abe vẫn tiếp tục gửi đồ lễ đến đền Yasukuni, nơi thờ cả những người phạm tội ác chiến tranh, cũng khiến Trung Quốc không ít lần nổi giận. Sau mỗi lần như vậy, Bắc Kinh đều khẳng định chính hành động của ông Abe đã đóng sập cánh cửa đối thoại giữa hai nước. Bắc Kinh coi ngôi đền Yasukuni là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật trước đây.</div><div><br></div><div>Mặt khác, ông Abe còn thực thi một chương trình an ninh nghiêm ngặt, củng cố và tăng cường sức mạnh của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, giảm bớt các rào cản trong các vấn đề liên quan tới hiến pháp, đồng thời nắm thế chủ động khi hỗ trợ các đồng minh của Tokyo.</div><div><br></div><div>Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều từng hướng về đối phương với ánh nhìn đầy nghi hoặc. Bắc Kinh luôn coi chương trình an ninh của ông Abe và trục hướng châu Á của Washington là những chiêu bài nhằm bao vây và kìm hãm Trung Quốc. Tokyo thì chưa bao giờ tin vào việc Trung Quốc ráo riết phát triển quân sự chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích phòng thủ. Ông Abe nghi ngại cuối cùng Bắc Kinh sẽ muốn thay đổi trật tự hiện tại và áp đặt những quy tắc của riêng mình lên khu vực.</div><div><br></div><div>Dấu hiệu của sự thay đổi bắt đầu xuất hiện từ giữa năm nay khi nhiều chuyên gia Trung Quốc cảnh báo lối cư xử cứng rắn của Nhật Bản có thể phải trả một giá đắt. Dòng vốn từ Nhật Bản vào Trung Quốc đã sụt giảm mạnh và có chiều hướng chuyển dịch sang khu vực Đông Nam Á. Đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 20% trong năm 2013 và tiếp tục giảm 40% trong 6 tháng đầu năm 2014.</div><div><br></div><div>Lúc này, khi Chủ tịch Tập và Thủ tướng Abe đã có một cái bắt tay, dù lạnh nhạt, Trung Quốc và Nhật Bản đã có nền tảng để tiến về phía trước, tạo ra những tiến bộ nhất định.</div><div style="text-align: right;"><i><br></i></div><div style="text-align: right;"><i>Theo Vũ Hoàng</i></div><div style="text-align: right;"><i>VNE</i></div><div><br></div><div><br></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra