'Thảm họa' đường sắt 10 tỷ đô xuyên Nam Mỹ của Trung Quốc

Thứ năm, 11/06/2015 10:08
Reuters gần đây đưa tin, Trung Quốc vừa đồng ý sẽ cùng Brazil và Peru nghiên cứu về tính khả thi của dự án đường sắt dài hơn 5.300km nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tuyến đường sắt dự kiến sẽ nối bờ biển Đại Tây Dương của Brazil với bờ biển Thái Bình Dương của Peru.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tuyến đường này sẽ giúp “giảm chi phí vận chuyển ngũ cốc và khoáng sản sang châu Á.” Cho đến nay, hầu hết hàng nhập khẩu từ khu vực Nam Mỹ vào Trung Quốc đều phải đi qua kênh đào Panama. Sự vận chuyển trở trên đắt đỏ hơn vì giá cả đã tăng gấp ba lần trong vòng năm năm qua.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2015_6/1_tuyen_duong_sat_10_ty_usd_xuyen_nam_my_cua_trung_quoc_la_lieu_linh_ubry.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial, sans-serif; font-size: 13.3333330154419px; font-style: normal; font-variant: normal; line-height: 14.2666664123535px; text-align: left;">Hai tuyến đường được dự kiến của dự án đường sắt xuyên Nam Mỹ mà Trung Quốc hợp tác cùng Brazil và Peru. (Ảnh: Businessinsider)</span><br></div>&nbsp;</o:p></span></p><p class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 107%;">Nhưng cũng giống như kênh đào 50 tỷ USD mà một tỷ phú người Trung Quốc muốn xây dựng xuyên Nicaragua, hay 3 hecta rừng nguyên sinh Amazon mà Ecuador bán cho Trung Quốc, tất cả những thỏa thuận mang tính thương mại đều có giá của nó.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Một trong những tuyến đường đề xuất khi xây dựng đường sắt được gọi là "tuyến đường phía nam". Các nhà môi trường học lo ngại tuyến đường này sẽ cắt ngang qua Khu bảo tồn Isconahua và thung lũng Rio Juruá, nơi có sự đa dạng rất cao về động vật và thực vật.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Còn có một tuyến đường đề xuất khác còn đáng lo ngại hơn. Một nghiên cứu của Đại học Boston cũng cho thấy rằng tuyến đường được đề xuất phía bắc sẽ đi qua bắc Peru và cắt ngang Brazil ở khu vực có “độ đa dạng sinh học rất cao" . Cacsc tuyến đường sắt khác từ trước đến nay đều phải tránh khu vực này.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;<div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2015_6/2_tuyen_duong_sat_10_ty_usd_xuyen_nam_my_cua_trung_quoc_la_lieu_linh_unwa.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial, sans-serif; font-size: 13.3333330154419px; font-style: normal; font-variant: normal; line-height: 14.2666664123535px; text-align: left;">Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Peru Ollanta Humala bắt tay tại cung điện chính phủ ở Lima, tháng 5-2015. (Ảnh: Reuters)</span><br></div></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 107%;">Nghiên cứu kết luận: “Sự lựa chọn tuyến đường của dự án đường sắt này rất quan trọng trong việc xác định tác động của nó đến môi trường.” Tuyến đường sắt theo hướng nào vẫn chưa được quyết định.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Những năm gần đây, Trung Quốc “có mặt” nhiều hơn ở khu vực Nam Mỹ.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có chuyên thăm Nam Mỹ hồi tháng 5 và đã gặp gỡ Tổng thống Peru Ollanta Humala. Hai nước đã thỏa thuận về việc hợp tác trong lĩnh vực “dầu mỏ, năng lượng sạch, khai khoáng, nông, lâm và ngư nghiệp.”<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Trung Quốc và các nước Mỹ - Latinh cũng thường xuyên giao dịch thương mại. Hồi tháng 1-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ đầu tư 250 tỷ USD vào Mỹ Latinh trong vòng 10 năm tới. Trung Quốc cũng vừa ký thỏa thuận thương mại trị giá 70 triệu USD với Peru. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil kể từ năm 2009.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Những thỏa thuận lớn khác phải kể đến việc Honduras vào năm 2013 tuyên bố sẽ cùng với một công ty Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Cũng trong năm 2013, Trung Quốc đã mua một phần ba rừng nhiệt đới Amazon của Ecuador để săn tìm dầu. Tháng 12-2014, một nhóm người Trung Quốc bắt đầu xây dựng kênh đào dài hơn 278km qua Nicaragua. Giới chức Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Colombia về một dự án đường sắt.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nghiên cứu của Đại học Boston cảnh báo rằng việc xuất khẩu từ Mỹ - Latinh đến Trung Quốc sử dụng nhiều nước hơn và thải ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn so với mỗi USD nhận được “trong mặt bằng xuất khẩu chung.”<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, “việc đầu tư cơ sở hạ tầng dưới sự tài trợ của Trung Quốc (như đập nước và đường sắt) gây đe dọa rất nghiêm trọng đối với nạn phá rừng ở một số khu vực đa dạng sinh học của Nam Mỹ.”<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><i>Theo An Miên<o:p></o:p></i></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><i>Pháp luật TPHCM</i><o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;line-height:107%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra