Hà Nội tăng cường thanh tra cơ sở giáo dục và đào tạo năm học 2023-2024

Thứ sáu, 15/09/2023 14:47
(ThanhtraVietNam) - Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục, cũng như việc hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tăng cường triển khai công tác thanh tra và hướng dẫn kiểm tra năm học 2023-2024 trên toàn địa bàn.

Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai công tác thanh tra và hướng dẫn kiểm tra các phòng giáo dục và đào tạo; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo đảm đúng quy định pháp luật hiện hành. Từ đó, kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, phát hiện nhũng bất cập trong các văn bản về công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Theo Công văn số 3289/SGDĐT-TTr ngày 12/9/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu hoạt động thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, nội dung quy định của pháp luật về thanh tra, quy định về công tác kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục.

Nội dung thanh tra, kiểm tra cụ thể đối với từng cấp bậc

Để tăng cường thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học, công tác thanh tra, kiểm tra cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND Thành phố và các văn bản hướng dẫn, quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, bảo đảm chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và cơ sở giáo dục.

Sở Giáo dục và Đào tạo với vai trò quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND quận, huyện, thị xã. Công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên theo quy định trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời, tập trung tổ chức tuyển sinh đầu cấp; ôn tập, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Việc dạy thêm, học thêm; việc thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; việc dạy học ngoại ngữ, tin học; hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; việc quản lý, thu và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách; thực hiện quy định về công khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Chú trọng việc bảo đảm và sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; việc lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Đặc biệt, thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.

Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục              thuộc     trách nhiệm quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo; thực hiện các chương trình, dự án, gói thầu thuộc trách nhiệm quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo. Tập trung triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; việc bảo đảm và sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo đơn vị/bộ phận thuộc cơ sở giáo dục. Tập trung vào hoạt động của bộ phận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ/học sinh; công tác tư vân tâm lý học đường và hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động của tổ chuyên môn, bảo quản thiết bị dạy học, thư viện trong cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó là các công tác tài chính, tài sản và các khoản thu ngoài ngân sách; công tác kế toán, văn thư, hành chính, y tế trường học; thực hiện công khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục

Trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, các biểu mẫu, biên bản, báo cáo, kết luận thanh tra thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2022 và Thông tư số 06/2021 /TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy định về tô chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Trình tự thủ tục tiến hành một cuộc kiểm tra và các biểu mẫu, biên bản kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo Quyết định số 1413/QĐ- SGDĐT ngày 17/8/2023 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

leftcenterrightdel
Trình tự thủ tục tiến hành một cuộc kiểm tra (Ảnh: QA) 

Qua đó, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật. Trường hợp cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định kiểm tra. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra của Phòng theo quy định pháp luật. Thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ./.

Quỳnh An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra