Qua đó, Bộ đưa ra 5 nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. Cụ thể:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục như Luật Giáo dục số 43/2019/QH13 ngày 14/6/2019, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung của một số điều của Luật Giáo dục đại học; quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC, phòng, chống tham nhũng (PCTN) và tiếp công dân đến các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành để thống nhất thực hiện.
2. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định pháp luật, hướng dẫn về thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN, tiếp công dân và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học.
3. Xây dựng hệ thống thanh tra giáo dục. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục theo đúng quy định hiện hành; có cán bộ phụ trách các lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ; cán bộ phụ trách Tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC, PCTN và thực hiện kết luận thanh tra. Tiếp tục tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục theo hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học. Ứng dụng Công nghệ thông tin, phần mềm quản lý công tác thanh tra trong quản lý hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC; tăng cường các điều kiện bảo đảm về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động thanh tra đảm bảo thiết thực hiệu quả.
Tăng cường thanh tra giáo dục, đặc biệt trong các kỳ thi
4. Tổ chức thực hiện
- Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chức năng của Bộ rà soát trình Bộ trưởng xem xét quyết định việc hoàn thiện quy định pháp luật về thanh tra giáo dục; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, biên chế được duyệt theo quy định; cũng như tăng cường công tác dự báo, tham mưu để xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, tránh chồng chéo, có trọng tâm, trọng điểm,
- Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở; bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, ngạch thanh tra theo quy định. Chỉ đạo Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung vào việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, việc bồi dưỡng, tập huấn giáo viên; các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học, thi, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; chuẩn bị cho việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2021 theo lộ trình, phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học xây dựng và bố trí lực lượng thanh tra nội bộ thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình; đảm bảo kinh phí và các điều kiện cho hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN và các khoản chi khác đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ có trọng tâm, trọng điểm trong đó tập trung vào việc thực hiện tự chủ giáo dục đại học. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị trong việc tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN tại đơn vị theo quy định pháp luật.
5. Giao Chánh Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện Chỉ thị; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt Chỉ thị.
QA