Lịch sử các triều đại một số quốc gia Đông Nam Á

Thứ sáu, 25/08/2017 15:20
(ThanhtraVietNam) – Đông Nam Á được biết đến như một hòn ngọc của thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cả về dầu mỏ khí đốt, khoáng sản, rừng, biển và địa hình được thiên nhiên ưu đãi với những eo biển là đường thông thương quan trọng của thế giới. Bên cạnh đó, những quốc gia trù phú ở đây cũng có lịch sử hào hùng và thậm trí có những vương triều còn tồn tại đến tận ngày nay.

Thái Lan

Tại Đông Nam Á, nhắc đến vương quyền là nghĩ đến Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan vẫn có vua và vua vẫn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia Thái Lan.

leftcenterrightdel
Thái tử Maha Vajiralongkorn sẽ kế vị sau khi vua Bhumibol Adulyadej băng hà.

Sau Thái Lan, chỉ còn lại Campuchia và Brunei là hai quốc gia còn duy trì chế độ vương quyền.

Các chế độ quân chủ ngày nay tuy không còn là giải pháp để cai trị đất nước nhưng vẫn là biểu tượng "lành mạnh" hóa sinh hoạt chính trị vì không thực sự cầm quyền. Một chức danh cần thiết để tránh nội loạn hay nội chiến.

Campuchia

Tuy vẫn còn mang tên là Vương quốc Campuchiatất cả mọi quyền lực đều tập trung vào một người: Thủ tướng Hun Sen từ năm 1985 đến nay và không có dấu hiệu nào sẽ dừng lại trong những năm sắp tới. Ông Hun Sen đã nắm quyền hơn ba thập niên tại Campuchia.

Trong thực tế, Thủ tướng Hun Sen muốn tiếp nối vai trò của Norodom Sihanouk (làm vua trong suốt 50 năm, từ 1955 đến 2004) và củng cố gia đình của ông thành một thế lực để lãnh đạo lâu dài đất nước Campuchia.

Con cái và gia tộc Hun Sen đều được thăng cấp và nắm giữ những chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, quân đội, công an và an ninh. Nếu không có biến cố nào đặc biệt, gia tộc Hun Sen sẽ trở thành một kiểu hoàng gia mới trong sinh hoạt chính trị tại Campuchia trong thời gian tới.

Tiểu vương quốc Brunei:

Dưới sự cai trị của quốc vương Hassanal Bolkiah, Brunei với diện tích 5.765 km2 và 436.000 dân là một quốc gia khép kín với thế giới bên ngoài và sống nhờ nguồn dầu hỏa ngoài khơi Biển Đông.

 

leftcenterrightdel
Quốc vương Hassanal Bolkiah, Brunei được mệnh danh là người giàu nhất thế giới.

 

Quốc vương Hasanal Bolkiah được tạp chí Forbes xếp vào hạng người giàu có nhất thế giới, với khối tài sản khoảng 50 tỷ đô la Mỹ

Lào

Riêng tại Lào, những dinh thự của các dòng họ vua vẫn còn được giữ nguyên tại Luang Prabang để làm thắng cảnh thu hút du khách. Vương triều Lào có thời gian trị vì ngắn nhất châu Á, 30 năm, từ 1945 đến 1975.

Ở một số quốc gia khác:

Indonesia và Malaysia từ thời lập quốc đến nay chưa bao giờ là những vương quốc đúng nghĩa, mặc dù là sự kết hợp của nhiều tiểu vương quốc.

Chế độ tiểu vương quốc tại Indonesia đã gần như bị giải thể và được thay thế bằng chế độ cộng hòa. Riêng tại đảo Bali, chế độ tiểu vương vẫn còn tồn tại trong những dịp lễ Ấn độ giáo, hoàn toàn không mang tính chính trị.

Malaysia ngày nay là một liên bang gồm nhiều lãnh thổ và bang, còn gọi là tiểu vương quốc. Liên bang Malaysia theo chế độ quân chủ lập hiến, vị vua chung được bầu theo phương thức luân phiên giữa 9 tiểu vương (sultan) của 9 tiểu vương quốc (sultanat), trong một nhiệm kỳ là 5 năm. Trong thực tế, chế độ quân vương tại Malaysia không thể xem là chế độ quân chủ vì không có vấn đề cha truyền con nối, tất cả chỉ là biểu tượng vì không tiểu vương nào có chính danh trên toàn lãnh thổ.

Myanmar trước kia là một đế quốc hùng mạnh của người Birman, nhưng sau đó suy yếu dần và bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc sắc tộc riêng.

Được thành lập từ thế kỷ 10, người Birman đã không ngừng chinh phục các vùng đất xung quanh và kiến tạo quanh lưu vực sông Irrawaddy một trung tâm quyền lực nằm giữa vùng ảnh hưởng của Trung Hoa và Ấn Độ.

Năm 1824, người Birman đã bị quân viễn chinh Anh đánh bại, lãnh thổ thu bị hẹp dần và mất hẳn vào tay người Anh năm 1886. Từ sau ngày đó, vương triều Myanmar mất hết uy quyền và để mặc cho của tiểu vương địa phương xưng hùng xưng bá khắp nơi.

Từng là một đế quốc hùng mạnh của người Birman, nhưng Myanmar về sau suy yếu rồi phân chia thành nhiều tiểu vương quốc sắc tộc riêng rẽ.

Từ sau khi được Anh trao trả độc lập ngày 19/7/1947, Myanmar trở thành một liên bang gồm nhiều sắc tộc, nhưng lại rơi vào nội chiến triền miên giữa các phe phái chính trị và sắc tộc. Phải chờ tới năm 1962, tướng Ne Win mới bình định được đất nước và đã cai trị Myanmar trong suốt 26 năm.

PV (Theo BBC)

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra