Tháp Bà PONAGAR Nha Trang
Chủ nhật, 07/10/2012 06:48 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Với một quần thể kiến trúc bằng chất liệu gạch nung đặc trưng của dân tộc Chăm, trải qua hơn 10 thế kỷ tồn tại, mặc cho sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, Tháp bà Ponaga Nha Trang vẫn sừng sững tọa lạc trên đồi Cù Lao hướng ra biển Đông, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu điều bí ẩn như một sự thách đố với thiên nhiên và con người.
Xưa kia, nơi đây là một trong những trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chăm – Pa. Quần thể di tích với diện tích 50.000m2, được chia làm ba lớp.
Cổng tháp nằm ở ở lớp dưới cùng
Đây là lớp giữa, đối diện với tháp chính trên cao. Gồm 22 trụ hình bát giác có chiều cao không bằng nhau. Xưa kia, đây là nơi chuẩn bị hành lễ của cộng đồng người Chăm trước khi vào các tháp cầu cúng.
Lớp trên cùng gồm 4 tháp: tháp chính – là dinh Bà, thờ nữ thần Ponagar; tháp giữa – là dinh Ông; tháp đông nam – là dinh Cố, tháp tây bắc – dinh Cô, Cậu. Lớp này là không gian chính để tổ chức lễ hội.
Ban thờ chính trong dinh Bà, thờ nữ thần Ponagar
Khu bảo tàng trưng bày các đồ lưu niệm văn hóa Chăm
Bức tượng nữ thần không đầu, ẩn chứa nhiều huyền tích
Đã có nhiều nghiên cứu về chất kết dính các viên gạch trong quá trình xây dựng tháp – nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Một biểu tượng của văn hóa phồn thực trong không gian di tích
Khu vực vườn tượng văn hóa Chăm ở phía sau Tháp Bà
Các thiếu nữ hát múa các ca khúc dân tộc Chăm phục vụ du khách bên chân Tháp
Cầu Xóm Bóng và cầu Trần Phú nhìn từ Tháp Bà - góc hình này như nhắc nhở du khách rời khỏi thế giới tâm linh Chăm - Pa huyền thoại để trở về với đời sống hiện tại.
Di tích Tháp Bà đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1979.
Thiên Cầm
tranthanhhuyen