Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích cực thực hiện Đề án 06 của Chính phủ

Thứ hai, 19/12/2022 09:47
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ. Trong đó có việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia về bảo hiểm, triển khai kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy để khám chữa bệnh BHYT.
leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm xã hội

Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu tổng quát là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích là: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Một số mục tiêu cụ thể thuộc nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong năm 2022 có thể kể tới là hoàn thành việc chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đối với: 100% dịch vụ công của Bộ Công an đã tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 20 dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động,....

Đồng thời, bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...

Về giải pháp thực hiện, Đề án xác định việc phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, hoạt động ngân hàng, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...sẽ được Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thường xuyên.

Nhiều kết quả tích cực trong việc triển khai thí điểm

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 11/2022, toàn quốc đã có 11.945 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đạt 91,5% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên cả nước. Và số người sử dụng, tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp đã đạt hơn 4,248 triệu người.

leftcenterrightdel
 Mẫu thẻ bảo hiểm y tế điện tử

Đây là kết quả tích cực trong việc triển khai thí điểm tính năng này từ tháng 3/2022 đến nay. Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ; trong đó có việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia về bảo hiểm, triển khai kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ BHYT giấy để KCB BHYT. BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với CSDL quốc gia về dân cư ngay từ khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2022, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực gần 68 thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư (Nếu tính theo số người đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì số được xác thực đúng là hơn 59.078.677 người (chiếm 69% tổng số người tham gia BHXH, BHYT (85.161.882). Toàn ngành BHXH Việt Nam đang nỗ lực, cố gắng đến hết năm 2022 sẽ bổ sung cập nhật, xác thực số ĐDCN với CSDL quốc gia về dân cư cho tối thiểu 90% người tham gia (theo Kế hoạch số 2207/KH-BHXH ngày 12/8/2022 của BHXH Việt Nam về việc triển khai cập nhật bổ sung số ĐDCN/CCCD của người tham gia trong CSDL BHXH Việt Nam quản lý và cài đặt, phê duyệt, sử dụng ứng dụng VssID).

leftcenterrightdel
 Người tham gia BHYT có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT giấy

Hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 62.044.274 lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư. Toàn quốc đã có 11.945 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt 91,5% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với 6.745.162 lượt tra cứu, trong đó có 4.248.553 lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT bằng CCCD gắn chip.

PV

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra