Bảo tồn, lưu giữ và phát triển cây Húng Láng

Thứ hai, 04/06/2012 11:15
(ThanhtraVietnam) – Cây húng láng còn gọi là cây húng quế, cây húng láng giổi. Có lẽ, rất người trong chúng ta biết ít nhiều công dụng của loại cây này. Trị cảm cúm, đầy bụng, trị chứng ăn không tiêu, bụng ậm ạch, đau vùng dạ dày, trị chứng đau răng có khi còn trị cả kiến cắn…

 

Cây Húng Láng


Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo hiện trạng và đề xuất một số nội dung bảo tồn và phát triển cây Húng Láng trong thời gian tới.

 

Bằng công văn số 4007/UBND-NNNT, UBND Thành phố Hà Nội đồng ý về nguyên tắc theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển cây Húng Láng – loài cây bản địa, cổ truyền, nguồn gen đặc hữu, quý hiếm của đất kinh kỳ Thăng Long có giá trị về khoa học, kinh tế và văn hóa ẩm thực Việt Nam.

 

Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND quận Đống Đa tổ chức thực hiện, báo cáo trình UBND Thành phố theo quy định.

 

Húng làng Láng vốn có thân nhỏ, lá mỏng ít răng cưa. Mặt lá màu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Hương vị khác biệt của húng Láng không chỉ nhờ thổ nhưỡng trời cho mà còn là ở cái công chăm bón. Theo sử sách, từ thời Lý, vào thế kỷ 11, làng Láng là một trong 61 phường của kinh thành Thăng Long. Từ thuở ấy, ngôi làng này đã nức tiếng khắp kinh kỳ nhờ sản vật cây rau húng. Ðến thời Trần (thế kỷ 13), làng Láng được đổi tên thành Toán Viên hay còn gọi là vườn tỏi, chuyên canh tác loại rau cung cấp cho triều đình và người dân sống ở kinh thành.

 

Nhất Anh

dotuanh
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra