BHXH tỉnh Vĩnh Phúc: Tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 do BHXH Việt Nam tổ chức

Thứ sáu, 13/01/2023 11:44
(ThanhtraVietNam) - Ngày 11/01/2023, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023, tham gia điểm cầu tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc có các Lãnh đạo BHXH tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng, các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố và cán bộ liên quan.

Tại Hội nghị giao ban, BHXH Việt Nam đã thông qua báo cáo kết quả đã đạt được trong năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Trong năm, bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức, tuy nhiên, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nền kinh tế chịu tác động kép và ảnh hưởng tiêu cực từ cả bên ngoài và bên trong. Trong nước, giá cả một số hàng hóa đầu vào tăng, ở một số địa phương đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân; tác động của đại dịch Covid-19 và những thay đổi về chính sách đã ảnh hưởng đến 4,9 triệu người không tiếp tục tham BHYT so với thời điểm cuối năm 2021. Những khó khăn đó đã ảnh hưởng lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam.

leftcenterrightdel
Đồng chí Lê Đình Tuấn, Phó Bí thư phụ trách Đảng ủy, Phó Giám đốc phụ trách BHXH tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu BHXH tỉnh Vĩnh Phúc 

Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, đồng lòng của cán bộ, viên chức và người lao động toàn ngành, công tác BHXH, BHYT, BHTN có sự chuyển biến rõ nét, đạt được một số kết quả nhất định:

Về công tác thu, phát triển người tham gia: Tính đến năm 2022, số người tham gia BHXH là 17,5 triệu người, đạt 38,08% so với lực lượng lao động trong độ tuổi (vượt 1,08% so với Nghị quyết 01/NQ-CP), tăng 953 nghìn người so với năm 2021. Số người tham gia BHTN là 14,33 triệu người, đạt tỷ lệ 31,18% so với lực lượng lao động trong độ tuổi (vượt 0,18% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP), tăng 910 nghìn người so với năm 2021; tỷ lệ nợ đọng giảm xuống còn 2,91%, thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây; cũng tính hết năm 2022 trên 1,4 triệu người chủ yếu là nông dân, người lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện; hơn 20 triệu người tham gia BHYT hộ gia đình.

Công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT: Năm 2022, cơ quan BHXH Việt Nam đã truyền thông và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương qua đó tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội trong suốt quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách. BHXH Việt Nam đã phối hợp với hơn 10 đầu mối của các đơn vị Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức 95 hội nghị truyền thông, tư vấn, đối thoại, tập huấn, hội thảo trên cả nước với 20.400 lượt người tham dự; nội dung, hình thức truyền thông được đổi mới, đa dạng, linh hoạt, đặc biệt cách thức truyền thông qua mạng xã hội và các ứng dụng số CNTT mang lại hiệu quả cao, tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như tọa đàm, đối thoại… giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; truyền cảm hứng, giúp người dân hiểu giá trị, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT để vận động chấp hành và tham gia lưới ASXH này.

Công tác thực hiện chính sách BHXH, BHTN: Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội từng bước phục hồi, đời sống Nhân dân dần ổn định, mặc dù số người hưởng các chế độ BHXH đều tăng nhưng việc giải quyết, chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHTN luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng, qua đó đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của NLĐ, đặc biệt là trong bối cảnh công ăn, việc làm, thu nhập của người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tác động sau đại dịch Covid-19. Năm 2022 đã giải quyết cho 95.662 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; 1,1 triệu người hưởng trợ cấp 1 lần (trong đó, 895.598 người nghỉ việc hưởng BHXH một lần); giải quyết 10,9 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; phối hợp với ngành LĐ TB&XH tiếp nhận và chi trả cho 977.607 người hưởng các chế độ BHTN.

Công tác thực hiện chính sách BHYT: Năm 2022, dịch bệnh Covid-19 được khống chế, việc KCB của người dân trở lại bình thường. Cả nước có 151,388 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT, tăng trên 30 triệu lượt KCB so với năm 2021. Trong năm, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Tài chính thực hiện xử lý nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT và kinh phí hoạt động của các cơ sở KCB.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị

 Công tác thanh tra, kiểm tra: Ngành BHXH Việt Nam chủ trì và phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra (TTKT) tại 36.065 đơn vị (bằng 215% so với cùng kỳ năm 2021; phát hiện hơn 74.000 trường hợp sai phạm về đối tượng, mức đóng với số tiền truy thu gần 200 tỷ đồng (bằng 156,8% so với năm 2021);

Công tác CNTT:  BHXHVN đã thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam ,góp phần xây dựng thành công Chính phủ số; phục vụ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp, người dân và các chủ thể tham gia BHXH, BHYT. BHXH Việt Nam đã kết nối thành công với CSDL quốc gia về dân cư ngay từ khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức. Đến hết ngày 31/12/2022, đã xác thực trên 71,2 triệu thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ gần 62,3 triệu lượt thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư. Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy trong KCB BHYT. Kết quả, cả nước đã có trên 12 nghìn cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT (chiếm 93,8% tổng số cơ sở KCB BHYT). Việc cài đặt "VssID-BHXH số" được hoàn thiện và bổ sung. Đến ngày 31/12/2022, toàn quốc có trên 28 triệu tài khoản được phê duyệt và kích hoạt sử dụng; trong đó có 1 triệu người với 1,8 triệu lượt sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để KCB BHYT.  

Ngoài những công tác chuyên môn, năm 2022 BHXH Việt Nam đã phát động phong trào “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”. Kết quả, đã trao tặng trên 16.000 sổ BHXH, trên 124.000 thẻ BHYT; trao tặng 200 suất quà, góp phần mang Tết ấm đến với người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Xuân Quý Mão 2023. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, nhằm lan tỏa tình  yêu, lòng nhân ái trong cộng đồng, thể hiện đúng tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” của dân tộc Việt Nam.

Tại Vĩnh Phúc, năm 2022, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc luôn bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam, của UBND tỉnh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và luôn quyết liệt, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành. Do vậy, toàn ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong đó, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 233,7 ngàn người, tăng 7.166 người so với năm 2021, hoàn thành 100,03%, số người tham gia BHTN là 225,4 ngàn người, đạt 100,1% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, thuộc nhóm đơn vị có tỷ lệ hoàn thành cao nhất trong Cụm. Số người tham gia tự nguyện 18,9 ngàn người, đứng thứ 2 trong Cụm về tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số người tham gia BHYT là 1,135 triệu người, thuộc nhóm đơn vị có tỷ lệ hoàn thành cao nhất trong Cụm. Tỷ lệ bao phủ BHXH đạt tỷ lệ 41,4%, tỷ lệ bao phủ BHTN đạt 37% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,84% dân số (vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 546/QĐ-TTg là 0,19%). Tỷ lệ nợ đọng giảm xuống còn 2% so với kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao (trong đó nợ phải tính lãi là 1,71%). Công tác giám định BHYT đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, kiểm soát tốt chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2022.

Với phương châm hành động năm 2023 của Ngành là: "Đoàn kết, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả", cùng với toàn ngành BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục giữ gìn và phát huy đoàn kết, đồng lòng xây dựng ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, góp phần vào chính sách an sinh chung của xã hội. Trong đó BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Tập trung tham mưu chỉ đạo công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, quản lý Quỹ, giảm nợ đọng và tham mưu chính sách hỗ trợ cho người dân tộc, chức sắc, chức việc tham gia BHYT. Phấn đấu thu đạt và vượt kế hoạch BHXH Việt Nam giao từ 1% đến 3%, giảm nợ đọng xuống mức thấp hơn mức nợ đọng năm 2022, phấn đấu đạt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN giao năm 2023. Đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông đa dạng, linh hoạt phù hợp với tâm lý của từng nhóm dân cư; chú trọng phương pháp truyền thông hiện đại trên các ứng dụng Internet. Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, chống các biểu hiện lạm dụng quỹ BHXH. Quản lý chặt chẽ việc chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn, trợ cấp 1 lần, chi trả trợ cấp BH thất nghiệp. Phối hợp với ngành y tế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện dự toán chi khám chữa bệnh; tiếp tục triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong KCB BHYT. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tập trung triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực hoạt động; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% đơn vị doanh nghiệp thực hiện hình thức giao dịch điện tử; phấn đấu trên 40% người dân sử dụng ứng dụng VssID. Tổ chức triển khai hiệu quả 04/25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06/ĐA-CP theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. 

PV
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra