Đào tạo ngành sáng tác âm nhạc không chạy theo số lượng

Thứ sáu, 31/10/2014 15:59
(ThanhtraVietnam) – Sáng tác âm nhạc là một bộ môn có tính đặc thù riêng biệt, trước hết nó đòi hỏi phải có năng khiếu, tức là khả năng sáng tạo được thể hiện qua năng lực mang tính bẩm sinh và càng ngày năng lực sáng tạo ấy được phát triển qua quá trình đào tạo ở các cơ sở học viện âm nhạc. Tuy nhiên, trước thực trạng đào tạo ngành sáng tác âm nhạc như hiện nay, cần phải chú trọng đến chất lượng hơn nữa để tạo được nhiều tác phẩm có chất lượng.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc tìm kiếm, phát hiện, đào tạo những tài năng âm nhạc đã khó song việc sử dụng những tài năng được đào tạo bài bản này còn khó hơn. Đa số những người học sáng tác khi ra trường đều phải chấp nhận “trái ngành, trái nghề”, điều này dẫn tới sự “thui chột” khả năng sáng tạo và “thui chột” luôn cả những kiến thức đã học trong nhà trường. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Nâng cao chất lượng đầu vào cho ngành sáng tác<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Khi thi vào ngành sáng tác ở một số trường nhạc thường lấy số lượng làm đầu. Song nhiều em vốn kiến thức cơ bản âm nhạc quá yếu, không đủ điều kiện để phát triển và tiếp thu chuyên môn. Trong khi đó, chuyên ngành sáng tác thường đòi hỏi rất cao về kiến thức tổng hợp và kỹ năng sáng tạo. Những trường hợp như vậy không những gây khó khăn cho các em trong học tập mà còn gây trở ngại cho giảng viên hướng dẫn. Điều đáng nói ở đây là, sau một thời gian học tập, các sinh viên hầu hết đều tốt nghiệp khá, giỏi nhưng chất lượng tác phẩm tốt nghiệp không phải lúc nào cũng đáng được giới chuyên môn vui mừng. Cũng có trường hợp, tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên là tác phẩm “copy” từ tác phẩm kinh điển. Cũng có trường hợp, các em sau khi tốt nghiệp ra trường viết không nổi phần đệm bài hát của chính mình. Đó là thực trạng của ngành sáng tác hiện nay đòi hỏi cần phải có biện pháp giải quyết để nâng cao chất lượng đào tạo. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo PGS. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, thì đầu vào ngành âm nhạc phải trải qua một cuộc thi thật nghiêm túc, không chạy theo số lượng mà phải đề cao chất lượng, kiến thức của thí sinh. Khi tốt nghiệp, tác phẩm không những chỉ đủ tiêu chuẩn về hình thức đề tốt nghiệp mà phải đạt tiêu chuẩn giá trị nghệ thuật đúng mức. Sinh viên, học viên ngành sáng tác ngoài việc học kỹ thuật sáng tạo, trau dồi kiến thức chuyên ngành, các em cần phải có sự đam mê và cần mẫn trong lao động nghệ thuật. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cùng với quan điểm trên, nhạc sĩ Cát Vận cũng cho rằng cần phải chấm dứt ngay việc đào tạo sáng tác âm nhạc theo chỉ tiêu bắt đầu ngay từ khâu lập kế hoạch tuyển sinh tại cơ sở đào tạo âm nhạc. Để đảm bảo chất lượng đầu vào cho công việc đào tạo chuyên ngành đặc biệt này cần phải tiến hành tuyển chọn cho được những tài năng âm nhạc thực sự ngay từ các cấp học. Đây là công việc đòi hỏi rất nhiều công sức, trí tuệ, đồng thời phải được sự đồng thuận, hưởng ứng của các cấp, các ngành trong xã hội.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đồng thời, phải kịp thời phát hiện những tài năng âm nhạc qua đào tạo từ địa phương cho tới trung ương để tập trung thành những lớp chuyên biệt, các đội tuyển Olympic âm nhạc quốc gia để từ đó nâng cao năng lực sáng tạo cho họ với nhiều hình thức học, phát huy khả năng và phong cách cá nhân thông qua những tác phẩm âm nhạc giàu cá tính và bản sắc dân tộc. Điều này có thể bắt đầu ngay từ trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên ngành. Kinh nghiệm ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> cho thấy rất nhiều các nhạc sĩ thành danh đã bắt đầu bằng con đường học nhạc cụ, đặc biệt là nhạc cụ truyền thống.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">PGS. Nhạc sĩ Vĩnh Cát cho rằng cần phải điều chỉnh lại mục tiêu đào tạo sáng tác cho sát thực tế đời sống âm nhạc hơn trong tổng thể cũng như ở mỗi cấp học. Phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thậm chí có chế độ khuyến khích đặc biệt cho số ít sinh viên thật sự có đức, có tài, có ý chí vươn lên để sáng tạo được nhiều tác phẩm có chất lượng. Đặc biệt, không nên tuyển sinh đại trà cho bậc học thạc sĩ và tiến sĩ sáng tác âm nhạc.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/nguyetvm/2014_10/311014_giao_duc_am_nhac.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Thầy – trò cần phối kết hợp trong đào tạo ngành sáng tác<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Người thầy dạy sáng tác rất quan trọng trong việc tìm kiếm và phát hiện tài năng của học trò. Mặt khác, công tác đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng là một công việc rất khó khăn đòi hỏi những thầy, cô ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy trong thực tiễn còn phải có một tấm lòng nhân ái, kiên nhẫn, giàu tình yêu thương, tận tâm để phát triển những tài năng còn đang tiềm ẩn bên trong mỗi học trò của mình. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đồng thời, người học trò ngoài năng khiếu, tố chất bẩm sinh về bộ môn nghệ thuật âm nhạc họ phải có đức tính siêng năng trong học tập, lòng đam mê nghề mãnh liệt, trau dồi không mệt mỏi chuyên ngành mà mình theo học. Đó là sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ, mang tính tương đồng cần thiết trong mối quan hệ của người thầy và người trò. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Tuy nhiên, người thầy chỉ mang tính định hướng, yếu tố then chốt vẫn là ở học trò. Làm thế nào để sinh viên cũng như các nhạc sĩ có thể sáng tạo ra được những ý tưởng độc đáo, táo bạo, không giống ai, cũng không lặp lại mình trong tác phẩm sắp viết là điều quan trọng nhất. Học các môn kiến thức và kỹ thuật sáng tác đã khó những rèn luyện cho được bản lĩnh sáng tạo như thế lại càng khó khăn, vất vả hơn và quan trọng hơn. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Có thể thấy rằng, việc đào tạo chuyên ngành sáng tác âm nhạc ở tất cả các bậc học không chỉ là chuyên tâm vào giảng dạy các kỹ năng sáng tác mà quan trọng hơn là phải chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện, tạo điều kiện cho người học nắm bắt, hiểu biết được mọi mặt cuộc sống xã hội, tự giác phấn đấu trở thành một con người nhân ái, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp trước khi trở thành một nghệ sĩ, một nhạc sĩ sáng tác chân chính./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:Arial">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra