Đêm nhạc cổ điển của nhóm nhạc thính phòng Sông Hồng

Thứ ba, 21/10/2014 09:48
(ThanhtraVietnam) - Sông Hồng gợi cho ta liên tưởng đến tên dòng sông đỏ nặng phù sa, đêm ngày cuộn chảy giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội-L’Espace trân trọng giới thiệu Chương trình Đêm nhạc cổ điển của nhóm nhạc Sông Hồng, được coi là một trong những nhóm nhạc thính phòng tài năng nhất Việt Nam vào 20h ngày 25/10.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Sông Hồng là nhóm ngũ tấu được thành lập năm 2009 tại Hà Nội với các thành viên là những nghệ sĩ, giảng viên tài năng của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam: Phạm Trường Sơn (violon), Phan Thị Tố Trinh (violon), Đỗ Hương Trà My (viola),Đào Tuyết Trinh (cello) và Phạm Quỳnh Trang (piano). Sự kết hợp này không chỉ giúp nhóm Sông Hồng có thể chơi những tác phẩm tam tấu, tứ tấu đàn dây mà còn chơi cả những tác phẩm ngũ tấu viết cho tứ tấu dây và piano.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;">Những hoạt động nghệ thuật của Sông Hồng trong thời gian qua không chỉ được khán giả trong nước đón nhận mà còn được bạn bè nước ngoài đánh giá cao. Khán giả đến với họ bằng sự ngưỡng mộ tài năng và các nghệ sĩ Sông Hồng đến với nhau vì sự đam mê và tận tâm với âm nhạc. Chính tài năng, nhiệt huyết và niềm đam mê âm nhạc ấy đã chắp cánh giúp các nghệ sỹ gặt hái được nhiều thành công như ngày hôm nay.</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_10/songhong.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><br></div></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Tháng 4-5 năm 2014, Sông Hồng đã biểu diễn thành công ở <st1:city w:st="on">Beverly Hills</st1:city>, <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Los Angeles</st1:place></st1:city> (Mỹ).&nbsp; Có thể nói, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước đi lên và trưởng thành của nhóm.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Năm 2012, Nhóm đã biểu diễn thành công hai đêm nhạc tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh bên cạnh Tứ tấu Acies Quartet nhân dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Áo.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Năm 2011, nhóm được mời biểu diễn và tham gia vào hội đồng giám khảo cuộc thi về Mozart tại <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Bangkok</st1:place></st1:city>, Thái Lan.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Nhóm Sông Hồng được nhận học bổng Wes Benson iPalpiti để tham dự&nbsp; iPalpiti Chamber Music Master Course tại <st1:city w:st="on">Los Angeles</st1:city> (Mỹ) với hai giáo sư Eduard Schmieder và Martin Chalifour và sau đó được mời biểu diễn tại <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Beverly</st1:place></st1:city> Hills.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Sau nhiều năm hoạt động, danh mục tác phẩm biểu diễn của nhóm đã được mở rộng rất nhiều từ những tác phẩm của Haydn, Mozart hay Debussy cho đến các kiệt tác của Schumamn, Schubert, Dvozak, Rachmaninoff, Shostakovich v.v…</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">«Chúng tôi suy nghĩ rằng những tác phẩm hoà tấu dễ nghe hoặc đa dạng chương trình kiểu kết hợp với hát, múa…là một hướng tốt để đại chúng hoá âm nhạc thính phòng. Nhưng chúng tôi không chọn con đường đó mà chọn cho mình con đường khác, hơi bảo thủ đó là chinh phục những tác phẩm nghiêm khắc, có thể coi là đỉnh cao trong hoà tấu thính phòng của các nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới. Chúng tôi thường không chơi một chương mà chơi trọn vẹn các chương của tác phẩm vì hiểu rằng mỗi chương nhạc thường có ngụ ý, liên kết với nhau nếu chỉ chơi một chương thì giống như câu chuyện dang dở không có phần kết.» - nghệ sỹ Phạm Trường Sơn chia sẻ.</span></p> <p style="margin:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify"><span lang="FR" style="font-size:10.0pt;font-family:Arial;mso-fareast-font-family:&quot;Arial Unicode MS&quot;">Nhóm nhạc <i>Sông Hồng</i> sẽ trở lại L’Espace với một chương trình biểu diễn khá tham vọng: <b>P.Tchaikovsky:</b>&nbsp;Tam tấu cung la thứ, Op.50, <b>E.Grieg</b>: Tứ tấu dây cung sol thứ, Op.27 và<b> A.Dvorak</b>: Ngũ tấu piano cung la trưởng, Op.81<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Nhất Anh<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra