Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo nhằm chuyển biến chất lượng và hiệu quả giáo dục

Thứ ba, 28/10/2014 09:42
(ThanhtraVietnam) – Đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục; hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt;">Đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đặt ra được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 8 để Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Theo đó, nội dung cơ bản của Đề án bao gồm: Cơ sở xác định nguyên tắc và nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nguyên tắc đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa; khái toán kinh phí thực hiện Đề án; tổ chức thực hiện Đề án.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Trong đó, nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục; chuyển từ mục tiêu tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang mục tiêu hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp; tạo điều kiện để học sinh phát triển hài hoà cả thể chất và tinh thần. Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học và năng lực học tập suốt đời.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Đổi mới nội dung giáo dục yêu cầu phải chuẩn hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông, thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp lý, có hiệu quả; tinh giản, thiết thực, gắn với thực tiễn, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đề cao yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_10/doimoi.jpg" width="500px"></div><div style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#0070c0">Ảnh minh họa</font></div>Chương trình được xây dựng thành một chỉnh thể, nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12. Thiết kế chương trình theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông).<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Tích hợp cao các lĩnh vực giáo dục, các môn học ở tiểu học và trung học cơ sở để giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng môn học bằng cách lồng ghép những nội dung gần nhau của nhiều môn học vào cùng một lĩnh vực hoặc bổ sung, phát triển môn học tích hợp đã có trong chương trình hiện hành&nbsp; tạo thành môn học mới. Nội dung các môn học tích hợp được thiết kế theo hướng vẫn giữ các nội dung chính của các môn học hiện nay nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí các chủ đề, đề tài gần nhau của các môn học này để dễ bổ sung, làm sáng tỏ cho nhau trong quá trình dạy và học; hình thành các chủ đề dạy học liên môn. Ở cả ba cấp học đều thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học, trong đó tích hợp cả các chủ đề liên quan đến thực tiễn đời sống.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Đóng vai trò là cơ quan thẩm tra Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng tán thành với phương án giáo dục cơ bản trong 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở) mà không tán thành phương án giáo dục cơ bản cần 10 năm (5 năm tiểu học và 5 năm trung học cơ sở hoặc 6 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở) vì cho rằng, việc thực hiện giáo dục cơ bản 10 năm sẽ làm tăng thời gian giáo dục phổ cập bắt buộc thêm một năm, đòi hỏi ngân sách nhà nước tăng mạnh đầu tư cho giai đoạn giáo dục này. Việc tăng một lớp ở cấp trung học cơ sở&nbsp; hoặc cấp tiểu học và giảm một lớp ở cấp trung học phổ thông sẽ gây xáo trộn, mất cân đối về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên các cấp học phổ thông. Hơn nữa, việc dôi dư cơ sở vật chất và giáo viên cấp trung học phổ thông có thể dẫn đến tăng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trung học phổ thông, đi ngược chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Mặt khác, việc kéo dài thêm một năm giáo dục cơ bản là thực sự không cần thiết, bởi vì sau trung học cơ sở, một bộ phận học sinh sẽ học sơ cấp, trung cấp nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp và 9 năm giáo dục cơ bản hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đối với các em. Đối với những học sinh sẽ học lên cao đẳng, đại học thì những nội dung giáo dục bổ sung, nâng cao cho các em có thể thực hiện trong năm học đầu của cấp trung học phổ thông hoặc qua mô đun văn hóa của trình độ trung cấp nghề nghiệp.&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold">Trong thời gian qua việc dạy học tích hợp chủ yếu mới chỉ được thực hiện ở cấp tiểu học, còn ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông thì mới bước đầu được triển khai nhưng ở mức thấp và thiếu tính hệ thống, nhất quán, hiệu quả dạy học còn hạn chế. Việc dạy học phân hóa đã được thực hiện theo hình thức phân ban trung học phổ thông, thực chất là học tự chọn theo nhóm các môn học nâng cao về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc theo khối thi đại học. Thực tiễn cho thấy hình thức phân ban đã không thành công. Vì vậy Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng nhất trí với định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này sẽ phải thực hiện tích hợp mạnh theo lĩnh vực, liên môn ở các cấp học dưới và phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông theo hướng tăng cường các môn học, chuyên đề tự chọn và áp dụng phương thức tích lũy tín chỉ./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-fareast-font-family:&quot;Times New Roman&quot;;mso-bidi-font-weight:bold"><b>Minh Quang</b></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra