<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Để chủ động phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, từ năm 1997 vắc
xin viêm não Nhật Bản được đưa vào tiêm chủng mở rộng với diện triển khai tại
12 tỉnh, thành phố thuộc vùng có nguy cơ cao (mỗi tỉnh một huyện). Diện triển
khai được mở rộng hàng năm, năm 1998 và 1999 tăng lên 13 tỉnh, thành phố với 53
huyện triển khai; năm 2000 tăng lên 20 tỉnh với 81 huyện triển khai; năm 2005
tăng lên 51 tỉnh với 308 huyện triển khai, đến năm 2014 vắc xin viêm não Nhật Bản
được triển khai tại tất cả các huyện thuộc 63 tỉnh thành phố dưới hình thức
tiêm chủng theo đợt.</span><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Từ năm 2015, vắc xin viêm não Nhật Bản chính thức được triển
khai trong tiêm chủng mở rộng hàng tháng, nghĩa là thay vì tổ chức tiêm chủng
theo đợt diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định trong năm tùy theo từng
nơi, các địa phương đã tổ chức tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản hàng tháng cho trẻ
trong độ tuổi tiêm chủng cùng với các vắc xin khác trong Chương trình tiêm chủng
mở rộng.</span><o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Vậy tại sao tiêm chủng viêm não Nhật Bản lại được quan tâm
như vậy? Bệnh viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis - JE) là một bệnh truyền
nhiễm nghiêm trọng do vi-rút. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng nông thôn ở Châu
Á. Bệnh lây truyền khi người bị muỗi
mang bệnh cắn. Bệnh không truyền từ người sang người. Phần lớn người mắc vi-rút
Viêm não Nhật Bản không có bất cứ triệu chứng nào. Những người khác có thể có
triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu, hoặc nghiêm trọng như viêm màng não (nhiễm
trùng não). Người bị viêm màng não có thể bị sốt, cứng cổ, co giật và hôm mê. Cứ
khoảng 4 người bị viêm não thì có 1 người tử vong. Khoảng một nửa số người
không chết có thể bị khuyết tật trọn đời. Đồng thời, người ta tin rằng bệnh này
ở phụ nữ đang có thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, tiêm vắc xin chính
là biện pháp gây miễn dịch đặc hiệu và lâu bền cho mọi người. Các chế phẩm vác
xin VNNB hiện nay có hiệu quả bảo vệ trên 90%
số người được tiêm ngừa.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Cục Y tế dự phòng cho biết, sau 01 năm triển khai thực hiện
việc đưa vắc xin viêm não Nhật Bản trong tiêm chủng mở rộng hàng tháng, đã có
hơn 1.980.804 trẻ trên toàn quốc được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não
Nhật Bản đạt tỷ lệ 91,1% và gần 1.769.526 trẻ được tiêm mũi 3 vắc xin này trong
tiêm chủng mở rộng hằng tháng. Nhiều địa phương có tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi vắc
xin viêm não Nhật Bản đạt kết quả cao trên 95% như Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hưng Yên, Thái Nguyên, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai,
Sơn La, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau, Hậu Giang và có tới 36/63 tỉnh,
thành phố đạt tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 vắc xin viêm não Nhật Bản trên 95% trong
tiêm chủng mở rộng năm 2015.</span><span class="apple-converted-space"> Có
thể khẳng định </span>những kết quả trên là cố gắng của ngành y tế, đặc biệt là
y tế cơ sở vì hàng tháng phải tiêm thêm 02 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản trong
đợt tiêm chủng mở rộng cùng với các vắc xin khác, việc này tuy có làm phát sinh
thêm công việc cho nhân viên y tế nhưng sẽ mang lại quyền lợi cho người dân và
tăng hiệu quả phòng bệnh viêm não Nhật Bản.<o:p></o:p></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Về lịch <span class="apple-converted-space"> </span>tiêm vắc
xin viêm não Nhật Bản, nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi theo lịch
tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng (Lần 1: khi trẻ 1 tuổi</span>;
lần 2: sau mũi 1 từ 1-2 tuần<span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;">; l<span style="background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">ần 3: một năm sau mũi 2</span>). Có thể tiêm nhắc sau
5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc-xin
viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản.
Mũi tiêm nhắc sau 5 năm. Đối với người lớn: nếu chưa từng tiêm vắc-xin viêm não
Nhật Bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản
thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi. Kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng
3 tuần sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản
chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vác xin mũi thứ 3.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Tuy nhiên, những người có cơ địa quá mẫn với thiomersal hoặc
với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản lần
tiêm trước; những người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển;
những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh
ung thư máu và các bệnh ác tính; trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai và
người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS là những đối tượng nằm trong diện không được
tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết một tỷ lệ nhất định
người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ. Cụ thể, tại chỗ
tiêm có thể bị đau, xưng, đỏ. Một số rất ít có thể có phản ứng toàn thân như sốt
nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau
khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra, những phản ứng phụ thường gặp
ở mũi tiêm thứ 2 hoặc thứ 3 hơn là ở mũi tiêm thứ 1.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">Tổng hợp<o:p></o:p></span></i></p>