<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Kinh
nghiệm quốc tế về hoạt động hòa giải thương mại<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Hòa giải thương mại là một phương
thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có
nền kinh tế phát triển. Cùng với thương lượng trọng tài, hòa giải được coi là một
trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ngoài tố tụng tòa án và
được các cộng đồng nghiệp ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của phương thức
này như về thời gian, chi phí, hiệu quả, giữ được mối quan hệ giữa các bên sau
tranh chấp.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Hoạt động hòa giải được thực hiện
bởi các tổ chức hòa giải chuyên nghiệp như Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung
tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Singapore, Hiệp hội hòa giải
Washington, Phòng hòa giải thương mại Thụy Sỹ… Bên cạnh đó, dịch vụ hòa giải
cũng được hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới hiện nay
như Hiệp hội trọng tài Mỹ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản… cung cấp nhằm giúp các
tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu
quả.</span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/nguyetvm/2014_10/311014_ttuc_skien_hoa_giai_thuongmai_2.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo ông Lê Văn Tuấn, Cục Bổ trợ tư
pháp, Bộ Tư pháp, dựa trên cơ sở về nguồn luật điều chỉnh hoạt động hòa giải
thì có 02 mô hình pháp luật quy định về hoạt động hòa giải được công nhận. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Mô hình thứ nhất, hoạt động hòa giải
được quy định bởi một hệ thống pháp luật chuyên ngành. Một số quốc gia có xu
hướng đặt ra hệ thống pháp luật chuyên ngành và quy định về hoạt động hòa giải
mang tính toàn diện, ở phạm vi rộng. Áo là một trong những quốc gia theo mô
hình này, theo đó, hoạt động hòa giải đối với các vấn đề dân sự được quy định
bởi Đạo luật hòa giải pháp luật dân sự và Quy tắc đào tạo hòa giải viên pháp
luật dân sự. Pháp và Nhật Bản cũng là quốc gia theo mô hình này. Hoạt động hòa
giải tại các quốc gia châu Âu được quy định bằng một đạo luật riêng, đạo luật
về hòa giải châu Âu. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Mô hình thứ hai, hoạt động hòa giải
không được điều chỉnh bởi quy định chuyên ngành mang tính bắt buộc. Anh và Hà
Lan là những quốc gia có thực tiễn hành nghề hòa giải đa dạng và nổi bật theo
mô hình này. Ở Anh, Hội đồng hòa giải dân sự, một tổ chức được nhà nước hỗ trợ
nhưng là tổ chức được thành lập mang tính tư nhân để đảm bảo sự thống nhất về
trình độ và tiêu chuẩn tối thiểu đối với tổ chức hòa giải tư nhân. Ở Hà Lan,
thay vì quy định của pháp luật, tổ chức nghề nghiệp hòa giải tư nhân quy định
quy tắc, quy định mẫu và các điều khoản để thiết lập nên khung pháp lý về hòa
giải.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Xây
dựng Nghị định hòa giải thương mại ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo số liệu của Tòa án nhân dân Tối
cao, tháng 3/2013, trong tổng số 400 vụ án cần được xét xử giám đốc thẩm của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, tuy nhiên Hội đồng này chỉ họp toàn
thể để xét xử được hơn 200 vụ. Thực tế đó ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, gây
áp lực cao đối với các thẩm phán, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các doanh
nghiệp về mức độ an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh, thương mại. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Thực tiễn giải quyết tranh chấp
thương mại đang đặt ra yêu cầu đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án để giảm tải gánh nặng cho Tòa án, góp phần lành mạnh hóa hoạt động
kinh doanh thương mại. Một trong những phương thức phổ biến trên thế giới hiện
nay là hòa giải thương mại. Đây cũng là phương thức được khuyến khích tại Việt
Nam nhằm thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập WTO về dịch vụ hòa
giải tranh chấp giữa các thương nhân, tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng hóa cơ
chế giải quyết tranh chấp, qua đó tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh
và ổn định.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ở Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>, phương thức hòa giải đã được
đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó, Nhà nước khuyến khích việc hòa giải một
số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng
quyết định công nhận việc giải quyết đó. Đây là chủ trương rất quan trọng làm
cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật về hoạt động hòa giải thương
mại.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Hiện nay, Bộ Tư pháp là cơ quan soạn
thảo Dự thảo quy định hòa giải thương mại với tư cách là phương thức giải quyết
tranh chấp theo thỏa thuận, hoàn toàn độc lập với Tòa án và Trọng tài thương
mại, phù hợp với Luật mẫu UNCITRAL.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng
Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, Dự thảo quy định tổ chức hòa giải
thương mại bao gồm Trung tâm hòa giải thương mại. Trên cơ sở tham khảo cách
thức thành lập, hoạt động tổ chức hòa giải thương mại tại Singapo, Trung Quốc,
dự thảo Nghị định quy định cụ thể về điều kiện thành lập, hoạt động; trình tự
thủ tục đăng ký hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động
của Trung tâm hòa giải thương mại. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đối với Trung tâm trọng tài thương
mại, Dự thảo quy định Trung tâm thực hiện hòa giải thương mại theo quy định của
Nghị định này và Quy tắc hòa giải của Trung tâm. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo TS. Nguyễn Bá Bình, Phó trưởng
khoa Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, khi xây dựng Nghị
định về hòa giải thương mại thì cần xây dựng khung pháp lý theo mô hình hòa
giải độc lập. Bên cạnh đó, Nghị định cần thể hiện được các nguyên tắc cơ bản
của hoạt động hòa giải thương mại hàm chứa trong các quy định của hòa giải và
Luật mẫu về hòa giải như: nguyên tắc tự do và tự nguyện của các bên tranh chấp,
nguyên tắc bí mật thông tin, nguyên tắc hòa giải viên phải độc lập và vô tư trong
giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, Nghị định cần thể hiện rõ sự khác biệt của hòa
giải với thủ tục trọng tài và tòa án./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p> </o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p> </o:p></span></p>