<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Hàng năm có thêm khoảng 15,000 phụ
nữ tại Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
nhận chuẩn đoán mắc bệnh UTV. Phần lớn đã đến bệnh viện khi phát hiện vào giai
đoạn muộn khiến hiệu quả điều trị thấp, khoảng 35% tử vong. Trong khi nếu phát
hiện sớm thì tỉ lệ chữa khỏi lên đến 85%; <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Các trường hợp UTV xảy ra ở độ tuổi
35 – 45 tuổi, tuy nhiên ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, có thể xuất
hiện ở nhóm 20 – 30 tuổi. Đến 99% sinh viên tại TP.HCM chưa biết lựa chọn chính
xác size áo ngực đang mặc. Trong khi đó, việc lựa chọn size áo ngực là một
trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe tuyến vú, tác động tiêu cực nhất
là dẫn tới căn bệnh UTV.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Sau ung thư phổi, ung thư vú là căn
bệnh thứ 2 phổ biến ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>,
và là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ.
Đặc biệt, phụ nữ tại TP.HCM và Hà Nội có tỉ lệ bệnh cao nhất nước, thế
nhưng nguồn thông tin tài liệu, hướng dẫn và tiếp cận căn bệnh này rất hạn chế.
Thêm vào đó, cộng đồng người Việt nói chung, và những bệnh nhân UTV nói riêng
còn rất e ngại, hầu hết đều cảm thấy xấu hổ, mặc cảm khi chia sẻ về căn bệnh
của mình. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Trên các trang mạng xã hội mọi người truyền
tay nhau câu chuyện của chị Nguyễn Thị Khánh Thương (thường gọi là Thương
Sobey). Dậy lúc 6h, đi bộ cùng chồng, ăn sáng và làm việc... là mô tả về một
ngày của Khánh Thương, người đang bị ung thư vú giai đoạn cuối, sáng lập viên
Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. Nhìn gương mặt rạng rỡ, đôi mắt biết cười, nghe
cách nói chuyện hài hước và chứng kiến chị Nguyễn Thị Khánh Thương làm việc không ngừng nghỉ, chẳng ai nghĩ chị đang mang căn
bệnh ung thư đã di căn vào xương và hàng ngày phải chiến đấu với những cơn đau.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Chị Thương được thông báo bị ung thư vú ở
giai đoạn hai và biết mình sẽ mất khoảng một năm để chữa bệnh, sau đó có thể
quay trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng số phận như muốn trêu ngươi, chị
được bác sĩ cho biết, kết quả sinh thiết 9 hạch bạch huyết vét ra từ ca phẫu
thuật đều là ác tính, ung thư đã di căn xa vào xương và ở giai đoạn 4 - giai
đoạn cuối cùng. Điều đó có nghĩa bệnh của chị không thể chữa được nữa, chỉ có
thể điều trị để duy trì sự sống, và phải điều trị vĩnh viễn.</span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_10/ungthuvu.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Nữ giảng viên khoa Báo chí (ĐH Khoa
học Xã hội & Nhân văn) ngày nào đã quyết định rời giảng đường để dành toàn
tâm toàn sức phát triển Mạng lưới ung thư vú Việt Nam - với mong muốn giúp
những người cùng cảnh có thêm kiến thức, sức mạnh, sự trợ giúp để vượt lên nỗi
sợ hãi, chiến thắng bệnh tật. Chị cũng hy vọng tuyên truyền để phụ nữ nói chung
và cộng đồng có thông tin tự biết tầm soát, phát hiện sớm bệnh.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">“Nỗi sợ hãi không chỉ đến với những
người đã và đang đối mặt với căn bệnh Ung Thư Vú mà còn với cả những phụ nữ và
cộng đồng khỏe mạnh ngoài kia. Rất nhiều phụ nữ sờ nắn thấy một khối/cục nhỏ
bất thường ở tuyến vú nhưng sợ hãi không dám đến bệnh viện. Họ cứ nghĩ ung thư
là chết chắc, nên sợ. Điều kiện kinh tế eo hẹp, nên sợ. Thiếu hiểu biết, cũng
cảm thấy sợ.” Chị Thương Sobey chia sẻ.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Với mong muốn cổ vũ niềm khao khát
sống, cải thiện chất lượng sống cho những người không may mắc UTV, đồng thời
thúc đẩy, tăng cường nhận thức của cộng đồng trẻ về việc phòng ngừa và cung cấp
các thông tin về bảo vệ an toàn sức khỏe, Mạng lưới Ung Thư Vú Việt Nam -
Breast Cancer Network Vietnam (viết tắt là BCNV) phát động chiến dịch “Mạnh hơn sợ hãi” 2014
nhằm hưởng ứng tháng tăng cường nâng cao nhận thức về Ung thư vú trên toàn thế
giới.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Chương trình gồm một chuỗi các hoạt
động đa dạng và phong phú hàm chứa nhiều giá trị nhân văn và thiết thực bao
gồm: Triển lãm bộ ảnh của các ca sĩ, hoa hậu, nghệ sĩ nổi tiếng với thông điệp
nâng cao nhận thức về UTV và bộ ảnh của những phụ nữ đã và đang chiến đấu với
ung thư vú; Cuộc thi “Trao thông điệp – Gửi yêu thương” (tháng 08 - 10/2014);
Workshops “Bạn hiểu gì về Ung thư vú & Size áo ngực của bạn là gì?” tại Hà
Nội và TP.HCM (10/2014); Phát động thư viện ngực giả & tóc giả dành cho
bệnh nhân UTV (10 -12/2014); Khóa học Yoga miễn phí dành cho bệnh nhân UTV
(11/2014); Tặng 35 áo ngực và đệm ngực dành cho 35 phụ nữ đã trải qua phẫu
thuật cắt vú vì ung thư với tổng trị giá gần 50 triệu đồng (11/2014); Triển khai
tặng túi đựng ống xông miễn phí cho những phụ có chỉ định phẫu thuật cắt vú sau
chẩn đoán UTV trên địa bàn TP.HCM (từ tháng 11/2014).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Theo chị Thương Sobey, nhiều đàn ông
bỏ rơi vợ hoặc người yêu khi họ đối mặt với ung thư, phần lớn vì sự sợ hãi và
chủ yếu do thiếu hiểu biết về căn bệnh, cho rằng bị bệnh này đồng nghĩa với
chết, với những chi phí chữa bệnh ngất ngưởng. Ngoài ra, ở Việt Nam, nhiều phụ
nữ chiến thắng ung thư vú từ chối lên tiếng, e ngại chia sẻ câu chuyện của
mình, thậm chí muốn giấu diếm vì bệnh tật liên quan đến các vùng tế nhị...Mạng
lưới ung thư vú ra đời nhằm cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức của người
bệnh và người chưa bị bệnh, cung cấp hỗ trợ xã hội, tổ chức các hội thảo chia
sẻ thông tin về ung thư vú, kiến thức về chăm sóc da và cơ thể sau hóa trị và
phẫu thuật, cung cấp các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng, tư vấn tâm lý miễn
phí cho người bệnh hay gia đình gặp vấn đề về tinh thần...<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:12.0pt;text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:
Arial">Nhất Anh<o:p></o:p></span></b></p>