Phân hữu cơ vi sinh – nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ sáu, 31/10/2014 10:09
(ThanhtraVietnam) – Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân hữu vơ vi sinh được xem như một giải pháp nâng cao hiệu lực phân vô cơ, cải thiện độ phì nhiêu đất. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau thông qua quá trình lên men vi sinh vật; dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học, các hợp chất hữu cơ phức tạp được chuyển hóa thành mùn. Phân hữu cơ vi sinh vật còn chứa các vi sinh sống được tuyển chọn; có khả năng cố định nitơ, hòa tan hợp chất phốt phát, kali khó tan, kích thích sinh trưởng thực vật hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh… nhằm cùng cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng cũng như nâng cao sức khỏe cây trồng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón hữu cơ nói chung và phân hữu cơ vi sinh được xem như một giải pháp nâng cao hiệu lực phân vô cơ, cải thiện độ phì nhiêu đất. Từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo thống kê của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm Việt Nam sử dụng 2 triệu tấn phân urê, khoảng 600 nghìn tấn phân DAP và một lượng tương đương các loại phân khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện dinh dưỡng Quốc tế, phân bón chỉ đóng góp khoảng 30 – 35% tổng trọng lượng cây trồng. Do đó, nếu sử dụng phân bón hóa học không hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, giảm độ phì của đất. Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh thân thiện môi trường thì phân bón hữu cơ vi sinh là lựa chọn hàng đầu. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện nay, ở Việt Nam, sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp đang là xu hướng được lựa chọn. Các loại rác thải hữu cơ thường dễ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên và điều kiện sinh sống có sự tham gia tích cực của nhiệt độ, nước, oxy và đặc biệt là các loại vi sinh vật như nấm, xạ khuẩn. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tỷ lệ rác thải hữu cơ trong khối rác thải sinh hoạt hằng ngày chiếm từ 65 – 70%. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu chế biến có hiệu quả kinh tế khá lớn nếu chúng ta biết cách thu gom và tận dụng. Trong chương trình Xây dựng nông thôn mới ở nước ta, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ là một trong những tiêu chí quan trọng của nội dung môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo PGS. TS Đào Châu Thu, Hội Khoa học Đất Việt Nam, việc thu gom rác thải hữu cơ, phế thải nông nghiệp, rác thải xanh để ủ phân góp phần quan trọng làm sạch môi trường sản xuất và sinh sống, tăng vẻ đẹp môi trường nông thôn. Quan trọng hơn là giúp người nông dân tìm ra được giải pháp xử lý các phế thải nông nghiệp thừa như rơm rạ sau thu hoạch sẽ không phải đốt trên đồng ruộng, vừa lãng phí nguồn hữu cơ cho đất, vừa gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là biện pháp tích cực để giảm khí phát thải. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nghiên cứu và thực tế đều cho thấy, phân ủ đưa vào đất sẽ tạo cân bằng năng lượng cho đất. Bón phân hữu cơ sinh học cho đất làm cho đất cải thiện được một số tính chất lý học quan trọng như cải thiện độ tơi xốp, giữ độ ẩm đất… Phân hữu cơ sinh học đặc biệt thích hợp với các loại đất cát, đất bạc màu, đất thịt năng bị khô hạn. Nó cũng góp phần cân bằng khí hậu. Đất sản xuất nông nghiệp nếu dùng phân hữu cơ sinh học thường xuyên, cây trồng phát triển ổn định và phủ xanh đất liên tục thì sẽ góp phần tránh được các rủi ro, các thiên tai xảy ra do biến đổi khí hậu.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Việc sử dụng phân hữu cơ sinh học không chỉ mang lại lợi ích về môi trường, tăng độ phì cho đất mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì loại phân này an toàn, rẻ và người nông dân có thể tự sản xuất được từ việc tận dụng rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp. Từ đó, giảm kinh phí đầu tư phân bón vô cơ cho sản xuất nông nghiệp và giảm kinh phí thuốc bảo vệ thực vật. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đặc biệt, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ vệ sinh và cảnh quan môi trường thông qua việc phân loại rác thải sinh hoạt, không đốt rơm rạ và sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ và phế thải nông nghiệp tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng loại phân này vào sản xuất nông nghiệp, góp phần thiết thực xây dựng nông thôn mới. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Có thể nói, vấn đề môi trường nông nghiệp nông thôn đang là vấn đề cấp thiết và được cả xã hội quan tâm. Những lợi ích mà vi sinh vật mang lại trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường là vô cùng to lớn. Hơn nữa, việc ứng dụng các giải pháp sinh học xử lý môi trường vừa đem lại hiệu quả cao, chi phí thấp và an toàn với con người, đặc biệt sản phẩm sau xử lý có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong quản lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp mới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ và chưa được ứng dụng rộng rãi. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp về cơ chế, chính sách và có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quan quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách để công nghệ vi sinh vật thực sự là một giải pháp công nghệ có ý nghĩa trong công tác quản lý chất thải phát sinh từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra