Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu vực hồ Hoàn Kiếm

Thứ sáu, 31/10/2014 18:15
(ThanhtraVietnam) – Khu vực hồ Hoàn Kiếm có một lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với Thủ đô Hà Nội và ở vị trí trung tâm, được coi là báu vật giữa lòng Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm là điểm đến của người dân cả nước và cả du khách quốc tế. Do đó, sự tham gia của cộng đồng là động lực thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy các giá trị cốt lõi của khu vực nhằm tạo lập hình ảnh và thương hiệu đô thị.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Với người dân Hà Nội, quần thể hồ Hoàn Kiếm và các di tích đền Ngọc Sơn, tháp Bút, cầu Thê Húc là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành khác thì từ lâu hình ảnh hồ Hoàn Kiếm đã gần như trở thành một biểu tượng của Hà Nội. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Trong những năm qua,công tác quản lý quy hoạch xây dựng khu vực hồ Hoàn Kiếm đã được các cấp chính quyền quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận luôn gặp những khó khăn, những mâu thuẫn giữa nhu cầu bảo tồn và phát triển. Cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế, các công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị xung quanh hồ Hoàn Kiếm đã phải đối mặt với nhiều áp lực như mật độ dân số cao, điều kiện môi trường, đời sống văn hóa, vật chất ngày càng giảm; thiếu không gian sinh hoạt cộng đồng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội xuống cấp, các công trình văn hóa, di tích lịch sử bị ảnh hưởng, hư hại, xuống cấp nhanh. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị cốt lõi của khu vực là vấn đề cấp thiết và cần sự chung tay phối hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quản lý đến cộng đồng xã hội. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Các giá trị cốt lõi của hồ Hoàn Kiếm mà theo ý kiến người dân cần phải gìn giữ, phát huy bao bồm các giá trị vật thể như hệ sinh thái tự nhiên, độc đáo của Hồ và khu vực ven Hồ; các di tích có giá trị về kiến trúc, lịch sử như đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, tháp Bút, cầu Thê húc, cảnh quan kiến trúc hồ Hoàn Kiếm trong mối tương quan với các khu vực đô thị lịch sử liền kề như khu phố cổ, khu phố Pháp… Đồng thời, các giá trị phi vật thể là không gian văn hóa chứa đựng sự lắng đọng sâu xa của lịch sử và ký ức, tâm linh, gắn liền với sự phát triển của Thủ đô.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/nguyetvm/2014_10/311014_ho_guom_2.jpg" width="500px"></div></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cần xác định rõ đối tượng cộng đồng tham gia trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu vực hồ Hoàn Kiếm. Do khu vực hồ Hoàn Kiếm là một khu vực với các giá trị di sản đặc biệt tầm cỡ quốc gia nên đối tượng cộng đồng không chỉ giới hạn trong phạm vi cộng đồng dân cư các khu vực xung quanh và phụ cận Hồ mà phải mở rộng phạm vi và các nhóm cộng đồng. Các nhóm cộng đồng tham gia có thể có đặc điểm khác nhau nhưng cùng một mối quan tâm chung là bảo tồn, phát huy các giá trị lõi, gìn giữ hình ảnh đô thị đặc trưng của hồ Hoàn Kiếm: nhóm cộng đồng dân cư, các nhà chuyên môn, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng những người yêu quý hồ Hoàn Kiếm trên địa bàn Thủ đô và trên cả nước, đại diện các tổ chức hỗ trợ cộng đồng, các tổ chức bảo vệ môi trường…<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cộng đồng cần được tham gia ngay từ khâu xây dựng thương hiệu đô thị, đề xuất chính sách phát triển khu vực, đây là điều kiện mang tính bắt buộc. Các bên liên quan sẽ đóng góp, đa dạng hóa các ý kiến và quan điểm. Quan trọng là sự tham gia hỗ trợ xây dựng thương hiệu địa phương của cộng đồng được đảm bảo từ các bước đầu tiên, cộng đồng cần được cung cấp thông tin đầy đủ, được tham vấn trong suốt quá trình nghiên cứu đề xuất các chính sách, các chiến lược phát triển khu vực. Trong đó, cần xây dựng các tổ chức cộng đồng, các nhóm cộng đồng nòng cốt. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đồng thời, cộng đồng tham gia trong việc điều tra, khảo sát, xây dựng giải pháp quy hoạch khu vực. Các ý tưởng và các giải pháp đề ra muốn thực hiện được thì cần có sự điều tra khảo sát chi tiết từ phía cộng đồng dân cư, cộng đồng chuyên môn và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài khu vực để hiểu được mong muốn, nguyện vọng, khả năng về nguồn lực huy động từ cộng đồng cho việc triển khai thực hiện các ý tưởng quy hoạch.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Trong việc lập kế hoạch các hoạt động cụ thể, cộng đồng dân cư cũng cần được tham gia. Để bảo tồn giá trị vật thể của hồ Hoàn Kiếm cần phân tách thành các khu vực đặc thù như: bảo vệ các yếu tố cấu thành cảnh quan hồ Hoàn Kiếm, phân khu vực bảo tồn các lớp không gian cấu thành không gian Hồ, cảo tạo không gian mở - các quảng trường xung quanh Hồ, bảo tồn các di tích lịch sử - kiến trúc, kiểm soát giao thông cơ giới, dần dần thay thế các phương tiện giao thông cơ giới bằng các phương tiện “giao thông sạch” không khói bụi, tiếng ồn như xe đạp, xích lô, xe điện 6 chỗ, tàu điện ngầm. Việc lập kế hoạch cho các hoạt động cụ thể cần huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức các chiến dịch tuyên truyền quảng bá để thực hiện các hoạt động này. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Một điều quan trọng là cần có những chương trình tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của hồ Hoàn Kiếm để xây dựng thương hiệu đô thị, bắt đầu từ nhóm cộng đồng nòng cốt, các thành viên của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp… dần dần lan tỏa đến cả những người dân trong Thành phố./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:Arial">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra