<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: left;">Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y
tế, Bộ Y tế</span><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"> cho biết,
mục tiêu của lộ trình này là tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, bằng cách tiếp
tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%; mở rộng các
nhóm đối tượng để đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm
2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT,
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT; từng bước đổi mới cơ
chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế
thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT, bảo đảm cân đối thu – chi quỹ BHYT,
phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống
dưới 40% vào năm 2020.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/dunglk/2014_10/vu_truong_vu_bao_hiem.JPG" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;color:blue">Ths. Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế
(bên trái) </span></i></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;color:blue">trao đổi với báo chí về các thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề
bao phủ BHYT toàn dân<o:p></o:p></span></i></p><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"></div><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Để tiếp tục nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật BHYT đi vào cuộc sống, đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất,
hiệu quả công tác quản lý nhà nước và truyên truyền chính sách BHYT thực hiện
lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, ngành Y tế cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật về BHYT. Bên cạnh đó là việc triển khai đồng bộ các giải
pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHYT.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Với tỷ lệ bao phủ
hiện nay, còn khoảng 30% dân số, tức trên 30 triệu người chưa có thẻ BHYT, phải
tự trả viện phí khi đi khám chữa bệnh. Trong số đó, ước khoảng 5 -7 triệu người
thuộc nhóm lao động hưởng lương ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước; số còn
lại là người lao động tự do ở khu vực nông thôn và đô thị. Kinh nghiệm của các
nước khác cũng như thực thực tiễn triển khai BHYT cho nhóm đối tượng này trong
nhiều năm qua cho thấy, bao phủ BHYT cho nhóm đối tượng lao động tự do là một
trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Để đạt mục tiêu đến
năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT, cần phải triển khai quyết liệt các
giải pháp để mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, bằng cách bắt buộc
tham gia BHYT cùng với việc hỗ trợ mức đóng BHYT, tăng cường thanh tra, giám
sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm Luật BHYT; thực hiện BHYT theo hộ gia
đình, gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
đưa chỉ tiêu về dân số tham gia BHYT là một chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, lồng ghép vào Chương trình xây dựng Nông thôn mới; Nhà nước
tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách để đóng kinh phí BHYT; triển khai mạnh mẽ các giải
pháp để mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, tập trung quyết liệt vào
các tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp và lao động trong các khối doanh nghiệp.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ngoài ra, cần nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế của người
tham gia BHYT. Hiện nay, chất lượng hệ thống khám chữa bệnh chưa đáp ứng đủ nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và của người tham gia BHYT nói
riêng. Vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh BHYT, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám
chữa bệnh BHYT, giảm thời gian chờ đợi, giảm phiền hà, đáp ứng sự hài lòng của
người bệnh; tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực cho y tế cơ sở và hoàn thiện
phân tuyến kỹ thuật được cho là giải pháp cần thiết, góp phần tăng thêm khả
năng tiếp cận dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh khi mở thông tuyến
khám chữa bệnh theo quy định mới của Luật từ 01/01/2016.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ngoài ra, cần tiếp
tục đổi mới cơ chế tài chính thông qua BHYT theo hướng đầu tư trực tiếp cho
người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT; bảo đảm
cân đối Quỹ BHYT, phấn đấu từng bước giảm chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi
của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020. Nghiên cứu, áp dụng các phương
thức thanh toán phù hợp, thay thế cho phương thức thanh toán theo phí dịch vụ
đang được sử dụng hiện nay.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Thực hiện lộ trình
bao phủ BHYT toàn dân trong chính sách “đảm bảo an sinh xã hội” là một trong
những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tham
gia BHYT là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, đồng thời là trách nhiệm
của nhà nước và toàn xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ
chức, đoàn thể phải xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện
pháp luật về BHYT, coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách pháp luật về BHYT.</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Có thể nói, với
quyết tâm chính trị và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta hoàn toàn có
thể kỳ vọng rằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT sẽ thực sự đi
vào cuộc sống, bảo đảm để mọi người dân đều được công bằng trong chăm sóc sức
khỏe, thúc đẩy tiến trình thực hiện BHYT toàn dân, góp phần tích cực vào việc
xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất
nước./.</span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">K. Dung<o:p></o:p></span></b></p>