Trồng trọt, chăn nuôi còn nhiều mối băn khoăn từ các đại biểu

Thứ hai, 10/11/2014 06:10
(ThanhtraVietnam) – Sản xuất gạo bị giảm sút, hàng hóa nông sản không đủ cạnh tranh với thị trường quốc tế, những vùng có tiềm năng về thủy sản nhưng tốc độ phát triển lại chưa tương xứng,... khiến các đại biểu Quốc hội không khỏi lo ngại và phải lên tiếng ngay tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014.
<div style="text-align: justify;"><p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Theo chia sẻ của đại biểu ĐB Nguyễn Thanh Bình tỉnh Vĩnh Long, 2 năm qua xuất khẩu gạo nước ta bị giảm sút, về chất lượng không đủ sức cạnh tranh với một số nước trong khu vực, cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đang gặp khó khăn, mặc dù Chính phủ đã có Nghị định 36&nbsp;<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; font-style: normal; font-variant: normal; line-height: 21px;">về chính sách đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra</span>. Khó khăn lớn nhất là thị trường tiêu thụ, kể cả thị trường truyền thống. Về giá cả cũng luôn biến động theo chiều hướng giảm nhiều hơn tăng. Thậm chí sản phẩm của người mù cũng bị cạnh tranh.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Chia sẻ về thực trạng của tỉnh Bình Thuận, ĐB Đỗ Ngọc Niễn cho biết, thanh long là loại cây có lợi thế nhất cho giá trị kinh tế cao, nó đã thành thương hiệu đặc sản của vùng đất nước, giúp người nông dân ở đây làm giàu nhanh chóng. Trong khi 1 ha lúa đạt năng suất cao chỉ có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/vụ thì 1 ha thanh long cho lợi nhuận trung bình từ 200-300 triệu đồng/năm. Vì thế hiện nay nông dân nhiều nơi ở Tân Bình Thuận đang chuyển khá mạnh diện tích trồng đất lúa kém hiệu sang trồng thanh long. Theo quy hoạch của tỉnh, đến năm 2015 toàn tỉnh có 15 nghìn ha thanh long, nhưng đến nay đã đạt gần&nbsp; 25 nghìn ha và hiện nay nông dân vẫn chưa dừng lại ở mức này.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Tuy nhiên, mặc dù thực tế nông dân đã phát triển mạnh về thanh long, nhưng văn bản pháp lý cụ thể cho phép nông dân chuyển đất lúa sang trồng cây thanh long, mãi đến nay vẫn còn bất cập, điểm nghẽn ở chỗ nào? ĐB này cho biết, trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý để nông dân trồng cây thanh long trên đất lúa, nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn Thông tư 28 năm 2014 quy định: Thanh long là cây trồng lâu năm, do vậy theo Luật đất đai nông dân muốn trồng cây thanh long thì diện tích đất lúa phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là việc làm của nông dân hiện nay là trái phép. Có thực trạng một số xã, chính quyền lập biên bản xử lý hành chính, người nông dân sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để được trồng thanh long.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Trả lời về vấn đề sản xuất lúa gạo và chủ trương trồng trọt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, trước hết phải khẳng định sản xuất lúa gạo là một ngành có lợi thế của nước ta và chúng ta nên tiếp tục phát huy để nâng cao thu nhập cho nông dân. Hiện nay, một mặt Chính phủ đang xây dựng đề án và triển khai thực hiện những biện pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của ngành trồng lúa. Đặc biệt, theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và giảm giá thành. Mặt khác, tích cực hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để sản xuất ngô và một số những cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sửa đổi Nghị định 42 về quản lý đất lúa theo hướng tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cây trồng linh hoạt hơn và tăng hỗ trợ, cũng như tập trung sử dụng sự hỗ trợ đó để nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trồng lúa, tăng thu nhập cho người trồng lúa.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Riêng khó khăn đối với ngành cá tra, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, thực tế ngành cá tra của nước ta mặc dù là một lợi thế nhưng hiện nay đang rơi vào khó khăn. Vì thế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36 vào tháng 4/2014 về chính sách đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư hướng dẫn thi hành nghị định này. Tuy nhiên, còn thiếu một thông tư về hướng dẫn giá sàn và thu lệ phí.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_11/trongtrot.jpg" width="500px"></div><div style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#0070c0">Ngành cá tra đang gặp khó khăn - Ảnh minh họa</font></div>ĐB Đỗ Ngọc Niễn - Bình Thuận chỉ ra rằng, nước ta có một bờ biển rộng, nguồn tài nguyên rất lớn, ngoài nguồn lợi từ dầu khí còn có nguồn hải sản phong phú đang được đầu tư vài chục ngàn tỷ đồng để đóng tầu thuyền. Có hàng triệu người lao động nghề cá và hàng trăm ngàn tàu, thuyền đang hoạt động. Vậy mà tại đây tốc độ phát triển ngành thủy sản lại thấp, sản lượng lại không bằng một vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, cộng với những vùng nuôi trồng thủy sản khác của cả nước. Vì vậy, theo vị ĐB này kết quả chưa tương xứng với tiềm năng của vùng biển Việt Nam, chưa đạt được mục tiêu trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, độc lập chủ quyền quốc gia trên biển đảo.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Về vấn đề này được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cho biết, trong năm 2013 cũng như 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản là khá cao, nhưng tăng trưởng của đánh bắt trên biển có chậm hơn so với nuôi trồng. Điều đó là phù hợp với chiến lược phát triển ngành thủy sản. Về lâu dài, nước ta tập trung phát triển nuôi trồng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân. Về phát triển trên biển chúng ta vẫn sẽ tiếp tục, nhưng khả năng của nó cũng có mức độ nhất định./.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><b>Minh Quang</b></p></div>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra