“Việt Nam - Hồ Chí Minh” vẫn là ước mơ của nhiều dân tộc ở thế kỷ XXI

Thứ hai, 09/05/2022 09:25
(ThanhtraVietNam) - Từ sau năm 1945 đến nay, bất cứ cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc nào trên hoàn cầu, từ châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đều lấy Việt Nam - Hồ Chí Minh làm ngọn cờ cổ vũ. Gần đây, nhiều cuộc biểu tình đòi công bằng của công nhân, dân nghèo, người da màu ở châu Âu, ở Hoa Kỳ vẫn xuất hiện những lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam như một biểu tượng cho tự do, chống cường quyền áp bức.
Năm 1954, với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại, khai tử chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn cầu, cổ vũ các nước thuộc địa trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh giành độc lập. Cựu chiến binh An-giê-ri là ông Abdelkrim Hassani bày tỏ lòng biết ơn: “Nếu không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Chiến thắng Điện Biên Phủ thì không thể có Algeria dân chủ và độc lập ngày nay. Mà không phải chỉ ở Algeria, nhiều nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh... cũng giành được độc lập. Chính bắt nguồn từ cảm hứng Việt Nam mà các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới dám đứng lên làm cách mạng lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân giành độc lập cho Tổ quốc.”(1)

Ngay tại các nước tư bản thực dân, đế quốc chuyên đi xâm lược, bộphận nhân dân tiến bô, yêu chuộng hòa bình của các nước này cũng ủng hộViệt Nam bằng những hoạt động tuần hành, biểu tình phản đối xâm lược, cầu nguyện, chống bắt lính, đốt thẻ quân dịch, không đóng thuế chiến tranh, vận động hành lang, viết thư cho báo giới và các nhà cầm quyền, thậm chí có hành động làm bàng hoàng cả Phương Tây và thế giới như công dân Mỹ Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm Góc phản đối chiến tranh Việt Nam, hay người dân Pháp bí mật treo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà Paris vào ngày 19/01/1969.

Năm 1975, Đại thắng mùa xuân có ý nghĩa quốc tế to lớn: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của Chủ nghĩa xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa xã hội” (trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ IV). (2)

Hai tiếng Viêt Nam luôn gắn với huyền thoại Hồ Chí Minh - người suốt đời đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tôc, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Từ điển Danh nhân văn hóa thế giới ghi nhận: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của giải phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt triệu triệu người Việt Nam cùng hàng ngàn triệu người nô lệ hơn 100 nước trên thế giới vùng lên giành độc lập tự do, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã làm nên cuộc đảo lộn thế giới chưa từng có từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa. Người đã vẽ lại bản đồ thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là Danh nhân văn hóa thế kỷ XX". (3)

leftcenterrightdel

Chân dung Bác Hồ do họa sỹ người Venezuela Julio Linares vẽ (Ảnh: st) 

Không chỉ được nhân dân thế giới kính mến, các chính khách các nước khâm phục, mà Bác Hồ còn được kẻ thù tôn trọng. Hàng chục quảng trường, con đường, trường học khắp thế giới mang tên Người, đăc biêt ngay tại Cộng hòa Pháp có tới 7 đường, phố mang tên Hồ Chí Minh (Theo Báo Điện tử Chính phủ thống kê: Allée Ho Chi Minh, Givors, nằm ở phía nam Lyon, thuộc Rhône; Allée Ho Chi Minh, Le Port, Saint-Denis, Réunion (một tỉnh hải ngoại Pháp); Avenue Ho Chi Minh, Lanester (tỉnh Bretagne); Rue Ho Chi Minh, La Possession, Saint-Denis, Réunion; Rue Ho Chi Minh, Vaulx-en-Velin (tỉnh Rhône-Alpes); Rue Ho Chi Minh, Pointe-à-Pitre, Guadeloupe (một tỉnh hải ngoại Pháp); Rue Ho Chi Minh, Vénissieux (phía Nam thành phố Lyon). (4)

Bên cạnh đó là vô vàn tác phẩm văn học, nghệ thuât ca ngợi Người. Đặc biệt, giới nhạc sĩ nước ngoài dành cho Bác niềm ngưỡng mộ sâu sắc như nhạc sĩ người Anh Eoan Macoll sáng tác tác phẩm nổi tiếng Bài ca Hồ Chí Minh, nhạc sĩ người Cuba Carlas Puebla và Felis Pita Rogerigate có bài Ngọn cờ Hồ Chí Minh và bài Hồ Chí Minh là cả một bài thơ, nhạc sĩ người Mỹ Pete Seeger có bài Thầy giáo Bác Hồ, nhạc sĩ Nga Vladimir Fere viết ca khúc Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ, Quốc trưởng Campuchia Norodom Xihanuc sáng tác bài Cám ơn con đường Hồ Chí Minh, nhạc sĩ người Ấn Độ Suphat Mukhophathiai viết Hát mừng Bác Hồ vĩ đại, nhạc sĩ người Đức Kurt Demmler sáng tác bài Hồ Chí Minh, nhạc sĩ người Venezuela Juan francisco Gutierref và Ali primera sáng tác ca khúc Mãi mãi Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại

Như đánh giá của ông Genie, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Mỹ, tài sản vô giá mà Hồ Chí Minh để lại nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân toàn thế giới đang tha thiết một cuộc sống tốt đẹp hơn là: Chủ nghĩa xã hội. Còn ông Nen-xơn Man-đê-la, vị Tổng thống da đen đầu tiên, vị Cha già dân tộc của Cộng hòa Nam Phi, biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội, người hùng chống chủ nghĩa phân biêt chủng tộc, người được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993, ca ngợi: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần quả cảm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước là nguồn cổ vũ để nhân dân Nam Phi vững bước trên con đường dài tới tự do. Việt Nam luôn trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh và đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước Việt Nam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Thời kỳ ở trong tù tôi có thêm nghị lực chính là nhờ đọc Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh”. (5)

Hiện nay có 35 công trình tượng đài Hồ Chí Minh được dựng lên ở 22 quốc gia trên thế giới, trong đó có Cộng hòa Ma-đa-gát-xờ-ca ở châu Phi vì người dân ở đây cho rằng Hồ Chí Minh đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh đòi tự do cho các dân tộc nô lệ, trong đó có quốc gia này. Hai quốc gia châu Phi khác là Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la cũng đều lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho đại lộ to, đẹp nhất ở thủ đô của họ, thậm chí Mô-dăm-bích còn đưa cuộc kháng chiến giành đôc lâp, tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giáo trình môn học lịch sử của nước này.

leftcenterrightdel

Cờ Việt Nam xuất hiện trong biểu tình ở Pháp 2018 (Ảnh: st)

Ngay ở châu Âu, một số nước như Nga, Hungary, Pháp đã xây dựng quảng trường, tượng đài Hồ Chí Minh. Tượng đài hoăc khu tưởng niệm của Người cũng được thiết kế trang trọng ở các nước châu Á như: Philippin, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc. Còn đối với khu vực Mỹ Latin, các nước như Cu-ba, Mê-xi-cô, Đô-mi-ni-ca, Chi-lê, Ác-hen-ti-na đều dựng tượng đài Hồ Chí Minh, nước Nicaragua thì có Đại lộ Hồ Chí Minh. Năm 1969, ở Chilê có môt chàng trai tên Victore Hara tuy chưa bao giờ đến Viêt Nam nhưng đã viết ca khúc về Người với lời lẽ trân trọng: Hồ Chí Minh là của chúng ta/Hồ Chí Minh là nguồn sáng cho chúng ta/Hồ Chí Minh sẽ đưa chúng ta đến chiến thắng/Hô... Hồ Chí Minh/Hô... Hồ Chí Minh/Hồ Chí Minh muôn năm! (Viva Hồ Chí Minh)...!”.

Nhà báo, nhà hoạt động chính trị Mêhicô, Giáo sư Ignasio Gonzalez Janzen thì ghi nhận:  “Hồ Chí Minh là người thầy, cũng như Simón Bolívar và José Martí từng là những người thầy ở châu Mỹ của chúng tôi. Lý tưởng của các vị ấy đã nêu bật sự đối xứng giữa tự do và công lý, giữa phẩm giá và chủ quyền trong cuộc đấu tranh vì cách mạng giải phóng dân tộc, hướng tới mục tiêu giải phóng xã hội và xây dựng một trật tự mới.” (7)

leftcenterrightdel
 Cờ Việt Nam xuất hiện trong biểu tình ở Mỹ 2020 (Ảnh: st)

Thế giới ngày nay đã phát triển hơn, hòa bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn bất công, xung đột, nội chiến, áp bức bóc lột kiểu mới, phân biêt chủng tôc, kỳ thị người da màu... Cứ có những sự kiên phức tạp, đấu tranh đòi quyền lợi xảy ra thì đâu đó lại xuất hiện hình ảnh, biểu tượng Viêt Nam - Hồ Chí Minh. Còn nhớ vào tháng 12/2018, tại thủ đô Paris, trong đoàn biểu tình của “Phong trào áo khoác vàng” của người lao động nước Pháp và tại cuôc biểu tình của người dân Mỹ vào cuối tháng 5/2020 sau cái chết của George Floyd - người đàn ông da màu ở thành phố Minneapolis bị đè cổ dưới đầu gối của một cảnh sát, đã xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam như một biểu tượng của công lý cho những người bị áp bức.

Gần đây, các nước Syria, Venezuela, Iran khi có xung đôt với ngoại bang đều tuyên bố rằng đất nước họ sẽ là "Việt Nam thứ hai" để cảnh báo đối phương.

Đầu năm nay 2021, dân Myanmar biểu tình chống đảo chính quân sự, trên trang mạng xã hội ở nước ngoài https://9gag.com/gag/azMXOjm xuất hiện bức ảnh nhân dân Campuchia vẫy cờ chia tay Quân tình nguyên Viêt Nam rút quân về nước sau khi đã giúp nước này hồi sinh sau nạn diệt chủng cùng dòng chữ Tiếng Anh:  “Myanmar now is like Polpot in the past, but now we don’t have Vietnam to destroy dictator anymore” (Myanmar bây giờ giống như Polpot ngày xưa, nhưng giờ đây chúng ta không được Việt Nam giúp tiêu diêt độc tài nữa).

Trong tâm tưởng nhân dân thế giới vẫn còn môt hình ảnh Viêt Nam nghĩa hiệp, anh hùng, cứu vớt những dân tộc khác.

Ngày nay, chúng ta tiếp tục lập kỳ tích trong xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, phòng chống dịch bệnh. Báo chí nước ngoài ca ngợi: “Việt Nam - Hồ Chí Minh từ ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc tới ngọn cờ phát triển kinh tế”, “Làm thế nào mà nền kinh tế Việt Nam vươn lên từ dưới không?”, “Việt Nam - Điều thần kỳ mới của châu Á?"…

Thế kỷ XXI đã trải qua hơn hai thập niên, Việt Nam - Hồ Chí Minh vẫn là ước mơ của nhiều dân tộc!

Chú thích:

(1) Bắt nguồn từ cảm hứng Việt Nam..., Sự kiện và Nhân chứng (Nguyệt san của Báo Quân đội Nhân dân) https://sknc.qdnd.vn/con-nguoi-cuoc-song/bat-nguon-tu-cam-hung-viet-nam-501960

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, trang 471

(3) “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, Tạp chí xây dựng Đảng,  http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3746/Chu-tich-Ho-Chi-Minh-Anh-hung-giai-phong-dan-toc.aspx

 (4) https://baochinhphu.vn/nhung-cong-trinh-mang-ten-ho-chi-minh-tren-khap-the-gioi-102221256.htm

 (5) Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng người dân châu Phi, Báo Nông nghiệp Việt Nam, https://nongnghiep.vn/chu-tich-ho-chi-minh-trong-long-nguoi-dan-chau-phi-d155437.html

(6) https://www.youtube.com/watch?v=0ttBN6o-q6E

(7) Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, Tạp chí Tuyên giáo, https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/ho-chi-minh-song-mai-trong-trai-tim-nhan-loai-20138

Nguyễn Khánh Toàn
Chánh Thanh tra Công an TP Hải Phòng
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra