|
Toàn cảnh Hội nghị giữa kỳ năm 2012 chương trình POSCIS |
Hội nghị do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị tham gia Dự án POSCIS của Thanh tra Chính phủ, đại diện BQLDA các Dự án hợp phần (DAHP), đại diện các nhà tài trợ quốc tế Thụy Điển, Đan Mạch, Canada. Ngoài ra, hội nghị còn có sự tham dự của ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ.
Thay mặt BQLCDA POSCIS, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Giám đốc BQLCDA trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện của chương trình trong thời gian từ 01/1 - 30/6/2012. Theo đó năm 2012 việc xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách chủ động và diễn ra sớm hơn năm 2011; chương trình trở về nguyên trạng ban đầu với sự tái khởi động của DAHP thanh tra tỉnh Bình Dương và 3 đơn vị Trường Cán bộ Thanh tra, Tạp chí Thanh tra và Báo Thanh tra thuộc TTCP. Trong công tác quản lý, chương trình hướng tới 8 mục tiêu: Định hướng, xây dựng kế hoạch năm 2012; Củng cố kiện toàn cơ cấu tổ chức BQLCDA và các DAHP; Hoàn thiện cơ chế quản lý của chương trình; Ban hành và thực thi chiến lược truyền thông; Hoàn thành và đưa vào áp dụng hệ thống M&E (hệ thống theo dõi và đánh giá); Đánh giá giữa giai đoạn, rà soát điều chỉnh tổng thể; Phát huy vai trò điều phối của chương trình; Vai trò phối hợp và thực hiện của các đơn vị và DAHP đối với công tác quản lý tài chính, chi tiêu, lập và điều chỉnh kế hoạch … Trong công tác thực hiện chương trình hướng tới 3 mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện thể chế với các nghị định hướng dẫn Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, rà soát tổng kết Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 và một số quy trình, quy chế nhằm cụ thể hóa các quy định đối với hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN; Công tác đào tạo cán bộ với các lớp đào tạo đội ngũ giảng viên Trường CBTT, tập huấn các kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ của ngành, tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm ở trong và nước ngoài; Kiện toàn hoạt động của các cơ quan thanh tra, hệ thống quy trình nghiệp vụ và ứng dựng công nghệ thông tin phục vụ công tác ngành.
Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra, BQCDA đã tổ chức hội nghị kiểm điểm năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 toàn chương trình vào tháng 3/1012; Tổ chức hội nghị tập huấn hệ thống M&E và nghiệp vụ dự án toàn chương trình; Tổ chức các chuyến khảo sát, làm việc với tất cả các DAHP; Hoàn thành việc tuyển tư vấn quốc tế đánh giá giữa giai đoạn; Ban hành chiến lược truyền thông, thông qua Quy chế quản lý tài chính; Tổ chức cho Thanh tra Kiên Giang và TTCP đi tham quan học tập kinh nghiệm QT về PCTN … Các DAHP đã hoàn thành 137/181 hoạt động theo KH đạt 75%; giải ngân thực tế 18,52 tỷ/35,85 tỷ đồng đạt 52%. Trong 6 tháng cuối năm 2012, BQLCDA tiếp tục củng cố cơ chế quản lý, điều phối (tập huấn, hướng dẫn, ban hành các quy chế, cẩm nang); Rà soát văn kiện, định hướng kế hoạch 2013 và thực hiện các khuyến nghị sau đánh giá giữa giai đoạn; sử dụng hệ thống M&E phục vụ công tác đánh giá năm 2012; Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông hiệu quả. Ở mức độ DAHP tập trung vào các hoạt động còn lại của lăn 2012 đã được phê duyệt đồng thời điều chỉnh các hoạt động không thể triển khai do yếu tố khách quan, bổ sung các hoạt động cần thiết, mang tính hỗ trợ cấp bách … theo đó điều chỉnh khung thời gian 8 DAHP, điều chỉnh hoạt động và ngân sách 5 DAHP.
Theo ý kiến một số đại biểu, trong thời gian qua QH đã thông qua Luật khiếu nại, Luật tố cáo và sắp tới là Luật PCTN sửa đổi nên một số đầu ra của dự án cũng phải điều chỉnh cho thích nghi với việc ban hành các VBQPPL tương ứng nên đề nghị BQLCDA cập nhật để sử dụng nguồn ngân sách cho phù hợp; sớm lập chỉ số M&E để có đánh giá về dự án; tập trung vào một số sản phẩm có hiệu quả tác dụng lâu dài phục vụ công tác ngành như các phần mềm trang web qua đó đưa thông tin của ngành ra xã hội …
Thay mặt các nhà tài trợ, bà Carol Backman - Bí thư thứ nhất ĐSQ Thụy Điển ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng ý với việc điều chỉnh thời gian hoạt động của một số DAHP theo kiến nghị của một số đại biểu cho phù hợp với thực tế khách quan nhưng không đồng ý kéo dài hoạt động của toàn chương trình sau năm 2013.
Ông Jan Olov Aggell - Cố vấn trưởng của chương trình cũng đề nghị trong phần báo cáo sẽ có thêm cột cam kết (đầu ra nào đang làm, cam kết hoàn thành như thế nào …); Sớm hoàn tất hệ thống M&E qua đó đo lường sự thay đổi, tiến bộ của chương trình so với những mục tiêu đã đề ra; Đưa chiến lược truyền thông không chỉ trong nội bộ ngành mà phải ra được với công chúng đồng thời phải có sự liên hệ với các cơ quan chính phủ khác để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm … góp phần cho dự án hiệu quả hơn.
Đối với công tác truyền thông, ông Hoàng Thái Dương - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TTCP cho rằng phải có chiến lược truyền thông qua đó thống nhất nhận thức, thống nhất hành động; có kế hoạch truyền thông để qua đó chia sẻ kết quả sản phẩm dự án đồng thời tháo gõ khó khăn, vướng mắc; có sản phẩm truyền thông như qua báo, tạp chí trong ngành, có sách giới thiệu về dự án qua đó tạo ra nhận thức đầy đủ trong cán bộ thanh tra và quần chúng về chương trình, gắn kết hơn giữa TW và địa phương, thông qua phương tiện truyền hình để tạo hiệu ứng lan tỏa ra xã hội nâng cao tính bền vững của chương trình.
|
Ông Huỳnh Phong Tranh, UVTW Đảng - Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu kết luận hội nghị |
Kết luận tại hội nghị, ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng sau thời gian khởi động chậm thì từ tháng 5/2012 chương trình đã có sự tăng tốc, một số DAHP đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện, vẫn tồn tại một số hạn chế trong công tác lập và phê duyệt kế hoạch có sự chậm trễ; việc phân bổ ngân sách và hoạt động 6 tháng đầu năm chưa khoa học; năng lực và kết quả triển khai giữa các đơn vị, DAHP là chưa đồng đều; còn một vài đơn vị, DAHP hạn chế về năng lực, tỷ lệ giải ngân thấp, chưa thực hiện tốt cơ chế phối hợp... đã làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
Kế hoạch hoạt động và giải ngân 6 tháng cuối năm 2012 có nhiều khó khăn và thách thức, đó là: Chương trình sau khi được đánh giá giữa giai đoạn sẽ có những sự điều chỉnh cần thiết và quan trọng; Việc áp dụng hệ thống M&E để đánh giá kết quả đạt được và những tác động không chỉ trong năm 2012 mà những năm trước đó cho toàn Chương trình trong điều kiện số lượng cán bộ có chuyên môn ở lĩnh vực này trong Chương trình là hạn chế; Triển khai chiến lược truyền thông của Chương trình. Do đó, Chương trình phải đưa ra những giải pháp đồng bộ để vượt qua các thách thức trên.
Vũ Anh