Vai trò, tác động của Chương trình POSCIS đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra (Phần kết)

Chủ nhật, 06/01/2013 12:33
(ThanhtraVietnam) - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, hoạt động của ngành Thanh tra cũng được xác định là một mũi nhọn, một nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình POSCIS.

Tin liên quan:

> Vai trò, tác động của Chương trình POSCIS đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra (Bài 5)

>> Vai trò, tác động của Chương trình POSCIS đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra (Bài 4)

>>> Vai trò, tác động của Chương trình POSCIS đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra (Bài 3)

>>>> Vai trò, tác động của Chương trình POSCIS đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra (Bài 2)

>>>>> Vai trò, tác động của Chương trình Poscis đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra (Bài 1)

3. Góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về thanh tra

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, hoạt động của ngành Thanh tra cũng được xác định là một mũi nhọn, một nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình POSCIS. Với định hướng xuyên suốt đó, thời gian qua, nhiều hoạt động, sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của ngành, vào hoạt động thanh tra đã được hoàn thành và đưa vào áp dụng trong thực tế, góp phần vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Cụ thể là:

- Các Cổng Thông tin điện tử, Trang thông tin điều hành tác nghiệp, hỗ trợ tác nghiệp... của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra một số Bộ, ngành, địa phương như: Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra tỉnh Kiên Giang...được hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác đã bước đầu đáp ứng được mục tiêu chính là tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan thanh tra, trong ngành Thanh tra, tăng cường công khai các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết, xử lý khiếu nại, tố cáo, tiếp và trả lời đơn thư của công dân… Tại Dự án hợp phần Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh còn đưa vào triển khai rộng trong toàn ngành Văn phòng điện tử truyền thông đa phương tiện M – Office, đồng thời xây dựng 03 hệ thống camera quan sát, theo dõi hỗ trợ quản lý, chỉ đạo, giám sát hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành. Ở Dự án hợp phần Thanh tra tỉnh Kiên Giang thì đưa vào hoạt động Chuyên trang thông tin điện tử hỗ trợ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, hệ thống đối thoại và hỗ trợ tiếp công dân trực tuyến. Với các Dự án hợp phần khác cũng đang tích cực triển khai xây dựng hạ tầng thông tin, mạng nội bộ, Cổng thông tin điện tử, Văn phòng điện tử M – Office như: Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa...

- Nhiều phầm mềm quản lý và lưu trữ hồ sơ hồ sơ, tài liệu của cơ quan thanh tra, phần mềm quản lý công văn đi đến, phần mềm về hoạt động thanh tra, tiếp công dân và xử lý đơn thư...được thiết kế, xây dựng trong khuôn khổ hoạt động của các Dự án hợp phần thuộc Chương trình và đưa vào ứng dụng đã phát huy tác dụng tốt trong thực tiễn công tác, giúp cải tiến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho cán bộ, công chức thanh tra và người dân.

Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra, Ban Quản lý các Dự án của Thanh tra Chính phủ và các Dự án hợp phần cũng rất quan tâm đến công tác truyền thông, tuyên truyền. Đặc biệt, Ban Quản lý các Dự án đã ban hành Chiến lược truyền thông Chương trình “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014”  (Chương trình POSCIS) giai đoạn 2012-2014, trong đó xác định rõ phạm vi, đối tượng, quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp, chỉ số cơ bản để đánh giá việc thực hiện Chiến lược và việc tổ chức thực hiện Chiến lược.

Ngay từ năm đầu triển khai hoạt động của Chương trình, năm 2010, tại Dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ đã hỗ trợ khảo sát, thiết kế, xây dựng Trang thông tin điện tử Thanhtravietnam.vn của Tạp chí Thanh tra và nâng cấp Trang Thanhtra.com.vn của Báo Thanh tra, tạo điều kiện cho hai cơ quan báo chí của ngành đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trong đó, với tư cách là sản phẩm, kết quả của các hoạt động 7.1.4, 7.1.5, 7.1.8 thuộc Đầu ra 7.1 của Dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ thuộc Chương trình POSCIS, Trang Thanhtravietnam.vn của Tạp chí Thanh tra sau khi chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2010, đã từng bước được cải tiến, nâng cao chất lượng, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm, theo dõi của bạn đọc trong và ngoài ngành, đến nay lượng truy cập trung bình đã lên đến 25.000 lượt người/1 ngày. Bám sát và phục vụ thiết thực cho Chương trình POSCIS, Trang Thanhtravietnam.vn đã xây dựng một chuyên mục riêng về Chương trình và cập nhật, đăng tải thường xuyên các tin, bài về hoạt động cũng như kết quả của Chương trình và các Dự án hợp phần, góp phần tuyên truyền sâu rộng Chương trình trong và ngoài ngành, đến các tầng lớp nhân dân. Trang Thanhtravietnam.vn cũng góp phần tạo diễn đàn để cán bộ trong và ngoài ngành, các chuyên gia, nhà khoa học...trao đổi, đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến đổi mới và tổ chức hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Trang Thanhtravietnam.vn  cũng là một kênh thông tin truyền tải kịp thời tiếng nói, ý kiến phản hồi của cộng  đồng doanh nghiệp và người dân đến các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thanh tra. Trang Thanhtravietnam.vn cũng góp phần cung cấp các thông tin kịp thời về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cũng như các mặt công tác khác của ngành, các thông tin cập nhật về các lĩnh vực của đời sống xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, Trang Thanhtravietnam của Tạp chí Thanh tra cùng với Trang Thanhtra.com.vn của Báo Thanh tra đã góp phần đáng kể vào việc tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan công quyền, công khai trong hoạt động thanh tra, xây dựng mối quan hệ gần gũi, cở mở hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra với doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt là đã phát huy lợi thế của cơ quan báo chí, vai trò giám sát của cơ quan báo chí góp phần vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra.


Như vậy, xét trên khía cạnh triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra, hỗ trợ truyền thông, tuyên truyền về công tác thanh tra, có thể rút mấy nhận xét sau về vai trò, tác động của Chương trình POSCIS đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra:

-  Chương trình đã góp phần đẩy mạnh thực hiện công khai kết luận thanh tra, công khai hoạt động của các cơ quan thanh tra theo tinh thần của Luật thanh tra và Luật phòng, chống tham nhũng.

- Chương trình cũng góp phần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của Thủ trưởng cơ quan thanh tra đối với hoạt động thanh tra, nâng cao tính chuyên nghiệp, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ thanh tra, xây dựng công sở thanh tra văn minh, hiện đại, cơ quan thanh tra ngày càng trong sạch, vững mạnh, qua đó đặt tiền đề cơ bản cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.

- Chương trình cũng góp phần vào cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục trong hoạt động thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ thanh tra, cơ quan, tổ chức và công dân khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, khi giải quyết các công việc có liên quan.

- Chương trình cũng giúp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Thanh tra các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra với doanh nghiệp và người dân.

- Chương trình còn góp phần phát huy vai trò của báo chí, nhất là trong phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật và giám sát thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, để từ đó, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nhằm đ          áp ứng tốt hơn yêu cầu của quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, thông qua triển khai thực hiện hàng loạt các hoạt động, với các nhóm nhiệm vụ trọng tâm là: hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về thanh tra, Chương trình POSCIS đã có vai trò, tác động quan trọng, tích cực đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra.

Một số đề xuất, kiến nghị:

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được cũng như vai trò của Chương trình POSCIS đối với việc tăng cường năng lực tổng thể của ngành Thanh tra nói chung, với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra nói riêng, xin nêu ra một số kiến nghị, đề xuất sau:

1. Trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, Chương trình cần đặt trọng tâm vào hỗ trợ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra năm 2010, nhất là ưu tiên các văn bản, Quy chế, Quy trình về hoạt động thanh tra có nội dung sát thực, cụ thể, giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn, để qua đó góp phần thiết thực vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, cần sử dụng kế hoạch công tác và các công cụ điều phối khác của Chương trình để công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật bám sát nguyên tắc chú trọng xây dựng mô hình mẫu, rồi thí điểm, nhân rộng trong toàn ngành nhằm tránh tình trạng dàn trải, chồng chéo, trùng lắp, thiếu hiệu quả trong hoạt động này. Trong hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật cũng nên dành sự đầu tư thỏa đáng hơn nữa về thời gian, lực lượng và kinh phí đối với hoạt động khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng của văn bản, bảo đảm tính khả thi, phù hợp và hiệu quả của văn bản được xây dựng, ban hành và áp dụng trên thực tế.

2. Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, Chương trình nên chú trọng vào hình thức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, trên cơ sở đổi mới, cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp tập huấn, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, chuyên sâu để giúp cho người cán bộ thanh tra vận dụng tốt trong thực tế, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

3. Với mảng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành, Chương trình cần tập trung vào hỗ trợ xây dựng và triển khai trên diện rộng các phầm mềm ứng dụng hỗ trợ tác nghiệp trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các phần mềm liên quan đến hoạt động thanh tra mà hiện nay hầu như còn đang để trống, qua đó góp phần vào cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan thanh tra.

4. Chương trình cũng cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ về trang thiết bị, kinh phí cho Trang Thanhtravietnam.vn của Tạp chí Thanh tra và Trang Thanhtra.com.vn của Báo Thanh tra để giúp hai cơ quan báo chí của ngành Thanh tra đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thanh tra, phát huy tốt hơn vai trò trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra./.

TCTT

letiendat
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra