Thực thi chính sách, pháp luật hiệu quả để kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng
Đề tài “Kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam” có nội hàm lý thuyết, pháp lý và thực tiễn hết sức rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu quốc tế, nghiên cứu liên ngành, khảo sát thực tiễn và tiến hành nhiều hoạt động cụ thể. Tiếp nối thành công của 02 Hội thảo trước đây, Hội thảo khoa học lần này với chủ đề “Quan điểm, định hướng về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam” do Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Tạp chí Thanh tra và Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 18/8 tại Hà Nội.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra cho biết, tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học đang nghiên cứu, giảng dạy, tham mưu chính sách tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn TP. Hà Nội, gồm: Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Nội chính Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Ban Dân nguyện thuộc UBTV Quốc hội; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Tòa án Nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI; Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và đại diện Công an TP Hà Nội;…; đại diện thanh tra một số Bộ, ngành Trung ương; đại diện các đơn vị nghiên cứu, đào tạo tại Hà Nội; các chuyên gia đến từ UNDP…
Ông Đỗ Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, Đề tài “Kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam” có nội hàm lý thuyết, pháp lý và thực tiễn hết sức rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu quốc tế, nghiên cứu liên ngành, khảo sát thực tiễn và tiến hành nhiều hoạt động cụ thể. Tiếp nối thành công của 02 Hội thảo trước đây, Hội thảo khoa học lần này với chủ đề “Quan điểm, định hướng về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam” tổ chức nhằm thu thập, chia sẻ thông tin, nhận thức, quan điểm của các nhà nghiên cứu và những người làm thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu, quan điểm, định hướng về kiểm soát quyền lực, PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới; từ đó, đề xuất được giải pháp, các kiến nghị cụ thể về chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam.
|
|
PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo |
|
|
TS. Tạ Thu Thủy, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thư ký đề tài Báo cáo dẫn đề Hội thảo |
Hội thảo diễn ra gồm 2 phiên do TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT - Chủ nhiệm đề tài và PGS.TS. Vũ Công Giao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Trường Đại học Luật, ĐHQG Hà Nội đồng chủ trì.
Tại phiên 1, GS.TS. Phạm Hồng Thái, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày tham luận “Định hướng nghiên cứu phát triển lý thuyết về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”; PGS.TS. Bùi Xuân Đức, Ủy viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện NCKH Mặt trận, Cố vấn chuyên môn Khoa Luật Trường ĐH Đại Nam tham luận “Tăng cường giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với quyền lực nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”; TS. Trần Duy Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng, Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tham luận “Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”; PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận “Định hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát của Nhà nước và xã hội đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm phòng, chống tham nhũng”.
|
|
Hội thảo do TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT và PGS.TS. Vũ Công Giao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Trường Đại học Luật, ĐHQG Hà Nội đồng chủ trì |
|
|
GS.TS. Phạm Hồng Thái, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội |
|
|
PGS.TS. Bùi Xuân Đức, Ủy viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện NCKH Mặt trận, Cố vấn chuyên môn Khoa Luật Trường ĐH Đại Nam |
|
|
PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội |
Tại phiên 2, các đại biểu đã nghe các tham luận: “Quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực của Kiểm toán nhà nước nhằm phòng, chống tham nhũng”, TS. Đặng Văn Hải. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán nhà nước; Tham luận “Kiểm soát quyền lực trong quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam nhằm phòng, chống tham nhũng”, TS. Đoàn Văn Tạo, Trưởng phòng Giám sát, Kiểm tra và xử lý sau thanh tra, Thanh tra thành phố Hải Phòng...
|
|
Ông Cao Văn Thống Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát biểu tại Hội thảo |
|
|
TS. Đặng Văn Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán nhà nước |
|
|
TS. Đoàn Văn Tạo, Trưởng phòng Giám sát, Kiểm tra và xử lý sau thanh tra, Thanh tra thành phố Hải Phòng |
Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng là sứ mệnh lịch sử
Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Văn cho rằng, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng lớn về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến hành những cải cách toàn diện, mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị và hướng tới xây dựng một Chính phủ minh bạch, liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân thì việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN là sứ mệnh lịch sử khách quan của toàn bộ hệ thống chính trị và Nhân dân.
“Sứ mệnh đó đòi hỏi trước hết các cơ quan chức năng, các nhà khoa học cần phải có sự quan tâm nghiên cứu thấu đáo, toàn diện về mối liên hệ giữa kiểm soát quyền lực và PCTN làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tổng thể, chiến lược về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Viện trưởng Viện CLKHTT khẳng định.
Liên quan đến chủ đề kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, tiêu cực, ông Văn tiếp lời, đến thời điểm này, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền (thay thế Quy định 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019); một số quy định khác vẫn đang trong quá trình chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện bao gồm: Đề án kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Đề án kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Đề án kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, tiêu cực trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Bối cảnh này đang đặt ra yêu cầu đối với Ban Chủ nhiệm đề tài là cần phải kế thừa, cụ thể hóa các quy định đã ban hành, đồng thời phải song hành với các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung, phát triển các quan điểm chỉ đạo của Đảng về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam.
Với Hội thảo ngày hôm nay, đơn vị tổ chức đã thu nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ thực tiễn để làm sáng tỏ quan điểm định hướng về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN. Theo đó, các đại biểu sôi nổi chia sẻ, thảo luận xoay quanh 05 trụ cột nội dung chính đó là: Quan điểm định hướng vận dụng và phát triển lý thuyết, tư tưởng, quan điểm về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam; quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chủ thể xã hội nhằm PCTN ở Việt Nam; quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát của Đảng và của Nhà nước nhằm PCTN ở Việt Nam; quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan nhà nước nhằm PCTN; quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhằm PCTN trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Ngoài ra, có 45 bài tham luận được gửi tới Ban tổ chức đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề thuộc chủ đề Hội thảo và thuộc phạm vi nghiên cứu của Đề tài. Đơn vị tổ chức đánh giá đây là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, giá trị đối với nội dung nghiên cứu của Đề tài cũng như với vấn đề PCTN, tiêu cực của nước ta hiện nay. Những quan điểm định hướng này là cơ sở, kim chỉ nam cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực và PCTN, là những món quà vô giá và là hành trang để những người nghiên cứu Đề tài tự tin hơn, lạc quan hơn trên các chặng đường nghiên cứu tiếp theo.
Một số hình ảnh ghi nhận các đại biểu cho ý kiến tại Hội thảo: