Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Thứ sáu, 08/11/2024 13:00
(ThanhtraVietNam) - Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chính phủ đề ra trong năm 2025 để phát triển kinh tế - xã hội là đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, hành động, vì Nhân dân phục vụ; tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình…

Xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài

Đánh giá hiệu quả dự án Xây dựng quy trình chăn nuôi vịt bầu bản địa theo hướng sinh sản gắn với chuỗi liên kết

Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp rất quan trọng trong việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo các đảng viên nâng cao chất lượng thực thi công vụ

Phó Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy nhà tại thành phố Vũng Tàu

Không xây dựng nghị định riêng về xử lý vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Chính phủ đề ra 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Báo cáo tại Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã thực hiện nghiêm Chương trình, Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC); thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân được tăng cường.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, đã triển khai trên 5,6 nghìn cuộc thanh tra hành chính, gần 74,2 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Phát hiện vi phạm về kinh tế 106.672 tỷ đồng, 296 ha đất; kiến nghị xử lý 1.398 tập thể và 5.502 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 154 vụ, 125 đối tượng. Đã thu hồi 845 tỷ đồng, 18 ha đất; xử lý hành chính 1.366 tổ chức, 5.250 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 88 vụ, 115 đối tượng; khởi tố 21 vụ, 26 đối tượng. Tiến độ các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được đẩy nhanh.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: TTXVN)

Theo đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ đề ra thực hiện trong năm 2025 để phát triển kinh - xã hội là đẩy mạnh PCTNTC, lãng phí. Đẩy mạnh thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập.  

Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực PCTNTC; về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc…

8 nhiệm vụ, giải pháp về PCTNTC trong thời gian tới

Chính phủ tiếp tục xác định PCTNTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong PCTNTC.

Hai là, thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về PCTNTC, như: Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022, Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021, Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư; Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023…

Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC; kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực; thực hiện có hiệu quả “Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030”.

leftcenterrightdel
PCTNTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2025. (Ảnh: ITN) 

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Năm là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…

Sáu là, triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN theo kế hoạch và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: Đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…; tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội. Đẩy mạnh đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra; kịp thời chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bảy là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTNTC, trước hết là cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ở các cấp, các ngành, các đơn vị chuyên trách về PCTN.

Tám là, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong PCTNTC. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong PCTN, triển khai có hiệu quả hoạt động PCTNTC khu vực ngoài nhà nước./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra