Một là, việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN)
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về PCTN, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về công tác đấu tranh PCTN trong tình hình hiện nay.
Tăng cường chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng và công khai định mức, tiêu chuấn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về PCTN, trong đó bao gồm: Tự kiếm tra nội bộ, cơ quan cấp trên kiểm tra cơ quan cấp dưới và cá nhân có liên quan để phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm tham nhũng khi mới phát sinh.
Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính ngân sách; công khai minh bạch tài sản thu nhập và kê khai tài sản thu nhập hằng năm đúng quy định; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc định kỳ chuyên đôi vị trí công tác đúng theo quy định của pháp luật về PCTN.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với các hoạt động phòng ngừa tham nhũng, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyêt công việc; thực hiện tôt việc thanh toán không dùng tiên mặt theo quy định.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp công dân và tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo có liên quan đến hành vi tham nhũng; kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiếm tra.
Chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc tham nhũng còn tồn đọng, kéo dài; các vụ án xã hội quan tâm; xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đế xảy ra tham nhũng.
Hai là, việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (CLP)
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm CLP để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới.
Tăng cường chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm CLP gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý; xây dựng các giải pháp đế thực hiện đạt mục tiêu thực hành tiết kiệm CLP. Định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc đế xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm CLP, trong đó bao gồm: Tự kiếm tra nội bộ, cơ quan cấp trên kiếm tra cơ quan cấp dưới và cá nhân có liên quan đế phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thấm quyền hoặc kiến nghị cấp có thấm quyền xử lý hành vi vi phạm lãng phí khi mới phát sinh.
Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính ngân sách và công khai tài chính hàng năm đúng quy định.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, khai thác các nguồn thu, chống thất thu thuế, quản lý chi tiêu chặt chẽ, thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm chi ngân sách. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chế độ tự chủ chi thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước; đấy nhanh việc tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức kiếm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chi tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
Rà soát để ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương; các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định của Trung ương đã phân cấp cho địa phương (trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; phòng chống thiên tai; khoa học công nghệ, xây dựng, tài nguyên môi trường...) đế làm căn cứ thực hành tiêt kiệm.
Chỉ đạo các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện theo quy định về thời gian quyết toán các dự án, công trình hoàn thành; có chế tài xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình chậm trễ, không thực hiện việc quyết toán theo đúng quy định hoặc gây khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ quyêt toán. Đôi với các dự án, công trình đến thời điểm này chưa tất toán dứt điểm (đối với 222 dự án, công trình), đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, xác định cụ thể từng trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ quan để đề xuất, xin ý kiến cấp thấm quyền xem xét, xử lý dứt điểm, không để tồn đọng kéo dài.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn kinh phí, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, phương tiện cần ưu tiên sử dụng ngay đế phát huy hiệu quả sử dụng tài sản, tránh gây lãng phí. Rà soát các trang thiết bị thuộc các lĩnh vực chuyên ngành chưa phù hợp, chưa phát huy hiệu quả, có kế hoạch bảo quản, điều chuyển đến các đơn vị có nhu cầu sử dụng hoặc đào tạo, bồi dưỡng người sử dụng phát huy hiệu quả, tránh lãng phí.
Có kế hoạch rà roát các công trình, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng, như: Một số dự án định canh, định cư; công trình thủy lợi, Trung tâm văn hóa, thế thao và học tập cộng đồng xã, Nhà thiếu nhi ở một số huyện... Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, thu hồi những dự án quá 03 năm nhưng chậm triển khai thực hiện.
Các đơn vị, địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát tài sản công, nhà, đất được giao quản lý, sử dụng đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, nhất là thực hiện việc liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản theo quy định; rà soát duy tu, sửa chữa tài sản đảm bảo sử dụng, hạn chế hư hỏng lớn.
Các ngành chuyên môn thường xuyên kiếm tra, phối hợp với các đơn vị thực hiện cổ phần hóa để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền chấn chỉnh, xử lý các trường hợp trong quá trình thực hiện phương án tài chính, quản lý, sử dụng tài sản, đất đai còn khó khăn, vướng mắc, chưa đúng quy định, có sai sót. Đẩy nhanh tiến độ cố phần hóa, tỷ lệ thoái vốn nhà nước đế nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tránh lãng phí, thất thoát ngân sách, tài sản, đất đai của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra việc thực hiện không đúng quy định hoặc có sai phạm thì tố chức thu hồi, xử lý theo quy định.
Các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản; khắc phục khó khăn, hạn chế trong thực hiện khai thác nguôn nước mặt, nước ngầm theo quy định.
Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện nội dung chỉ đạo trên./.