Mỹ Đức, Hà Nội:

Tăng cường ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Thứ năm, 16/02/2023 11:05
(ThanhtraVietNam) - Trong những năm qua, cùng với việc quán triệt, triển khai và thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) và nhất là triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, huyện Mỹ Đức đã xây dựng Chương trình kế hoạch, triển khai thực hiện Chỉ thị, tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chỉ thị số 10/CT-TTg gắn với đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện. Phân công cán bộ cấp ủy theo dõi, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị.

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có tác động, ảnh hưởng khá rõ nét đến hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước tại huyện Mỹ Đức. Cụ thể: Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện nhanh hơn, có hiệu quả hơn, mức độ hoàn thành TTHC đúng hạn; công tác tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy đảng và chủ tịch UBND các xã, thị trấn; chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp cũng đạt cao hơn so với các năm trước.

Rà soát nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm

Ngày 23/8/2019, UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành Kế hoạch số 1236/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTgVề tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc” trong đó quy định chi tiết cho người đứng đầu cấp ủy và thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, tổ chức tập huấn tuyên truyền phổ biến các nội dung của Chỉ thị 10/CT-TTg cho cán bộ, công nhân viên trong cơ quan đơn vị. Đối với cấp huyện đồng chí Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm chính và Phòng Tư pháp huyện là cơ quan tham mưu tổ chức tập huấn tuyên truyền phổ biến nội dung của Chỉ thị 10/CT-TTg.

UBND huyện giao Thanh tra huyện phối hợp Phòng Nội vụ rà soát nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm, các lĩnh vực có nguy cơ xẩy ra tham nhũng như: Quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, thi tuyển, xét biên chế, bổ nhiệm cán bộ. Từ đó đã đề ra các giải pháp phòng ngừa trong quá trình thực hiện, thường xuyên thành lập các Đoàn giám sát, kiểm tra. UBND huyện đã chỉ đạo nghiêm túc thực hiện kiểm tra việc chấp hành công vụ tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện quản lý, qua công tác kiểm tra đã chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành nội quy, quy chế và quy tắc ứng xử trong khi thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn hàng năm các cơ quan, đơn vị rà soát và xây dựng Quy chế làm việc, Quy trình nội bộ, xây dựng bảng phân công nhiệm vụ theo hướng sâu sát, quyết liệt, theo phương châm 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả, đặc biệt gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ được UBND thành phố, huyện giao.

Nhìn chung, qua công tác giám sát, kiểm tra công vụ cho thấy về cơ bản các đơn vị đã nghiêm túc triển khai đầy đủ các nhiệm vụ trọng tâm được UBND thành phố và huyện giao, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị đã nhận thức được rõ vai trò, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, lề lối tác phong làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến thực hiện giao dịch hành chính; các đơn vị đều mở đầy đủ các loại sổ sách theo dõi, tổng hợp các lĩnh vực công việc; không có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

Công khai đường dây nóng, số điện thoại đường dây nóng

Để tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc”,  UBND huyện đã công bố công khai số điện thoại đường dây nóng: 02433.847.235, số điện thoại của Chánh văn phòng UBND huyện trên Cổng thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ: myduc.hanoi.gov.vn; báo cáo UBND thành phố Hà Nội niêm yết tại Cổng thông tin điện tử của thành phố để tiếp nhận, góp ý về quy trình, TTHC.

Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân: UBND huyện đã ban hành Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng và hộp thư điện tử. Theo đó, tất cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền phản ánh, cung cấp thông tin liên quan đến TTHC; những nội dung phát sinh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn; các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin qua đường dây nóng và hộp thư điện tử được đảm bảo giữ bí mật về danh tính, địa chỉ.

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện và các xã, thị trấn: UBND huyện đã chỉ đạo Văn phòng HĐND-UBND huyện thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan hành chính của huyện và UBND các xã, thị trấn cập nhật, niêm yết, công khai các TTHC mới do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mới công bố ban hành của từng lĩnh vực có liên quan; tất cả các TTHC, sau khi có Quyết định công bố của Chủ tịch UBND Thành phố đều được niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện và các xã, thị trấn, công khai trên Cổng thông tin điện tử của huyện. Việc kịp thời niêm yết công khai, đầy đủ các TTHC đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc tra cứu, giao dịch TTHC.

leftcenterrightdel
Trụ sở UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) 

ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước

Ngày 19/02/2019, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 218/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước huyện Mỹ Đức, trong đó đã chỉ đạo các đơn vị, UBND các xã, thị trấn thuộc huyện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết TTHC.

Hiện nay, trang thiết bị, máy móc của UBND huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực thi nhiệm vụ; 100% cán bộ, công chức từ huyện tới xã, thị trấn đều được trang bị thiết bị máy tính để phục vụ công việc, đáp ứng tốt yêu cầu của giải quyết công việc hàng ngày. Mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị; công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thông tin; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; duy trì các ứng dụng dùng chung như hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, email công vụ, triển khai phần mềm một cửa dùng chung 3 cấp thành phố Hà Nội nhằm rà soát, đánh giá kết quả triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện.

Đồng thời, triển khai thực hiện tốt phần mền Một cửa dùng chung 3 cấp của thành phố, đến nay về cơ bản cán bộ, công chức của huyện và các xã, thị trấn đã làm quen với phần mềm và đi vào hoạt động ổn định. Cổng thông tin điện tử của huyện hàng ngày được cập nhật các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện.

Nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc

Ngày 30/8/2019 của UBND huyện Mỹ Đức ban hành Quyết định số 2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thân thiện, gần dân tại UBND huyện Mỹ Đức giai đoạn 2019-2020; Quyết định số 2011/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thân thiện, gần dân tại UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Mỹ Đức giai đoạn 2019- 2020. Theo đó thực hiện đầu tư trang thiết bị văn phòng, các hệ thống bảng biểu, hệ thống điện tử phục vụ hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC hiện đại theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông huyện.

Việc bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đồng bộ, khoa học và hợp lý; công khai kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, dễ tiếp cận, dễ khai thác sử dụng các thông tin về TTHC; Bố trí công chức làm việc tại bộ phận đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở; không bố trí lao động hợp đồng làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận; 100% TTHC được tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố. Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.

100% các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện và các xã, thị trấn được xây dựng quy trình giải quyết đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001:2015. Trong đó quy định rõ, cụ thể thành phần hồ sơ, trách nhiệm, thời gian giải quyết công việc của từng bộ phận, cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức. Tổ chức thực hiện 100% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện và các xã, thị trấn làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận và giải quyết TTHC; quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung về phòng, chồng tham nhũng được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng xét về yêu cầu vẫn còn một số hạn chế: Thiếu tính hệ thống, thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các cấp, các ngành; nội dung tuyên truyền chưa thật sự hấp dẫn, nhiều nơi thực hiện chưa thường xuyên; việc tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân trong phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Công tác tự kiểm tra nội bộ để phát hiện hành vi tham nhũng, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế một số cơ quan, đơn vị đã triển khai song chất lượng chưa cao.

Theo đó, huyện Mỹ Đức cần tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý./.

Quỳnh An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra