Lấy phương châm phòng ngừa là chính
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và tiếp tục đấy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí, hành động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN, TC.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tổ chức thực hiện phải chú trọng phòng và chống với phương châm phòng ngừa là chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hành vi bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt ở những ngành, lĩnh vực địa phương, đơn vị có dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo, bao đảm xử lý kiên quyết, kịp thời, đúng quy định.
Mặt khác, UBND thành phố yêu cầu thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN, TC để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn thành phố nhận thức đúng và chấp hành tốt các quy định về PCTN, TC, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực, chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao.
|
|
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong PCTN, TC
Kế hoạch nêu rõ, trong năm 2023, thành phố tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng và thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách cua Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC, xây dựng sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân vê PCTN, TC, trước hết là sự gương mẫu của Người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, tồ chức, đơn vị, địa phương.
Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC từng bước đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN, TC cho phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhiều đối tượng để nâng cao sự hiểu biết, ý thức pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
Mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đảm bảo hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, liêm khiết; quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC. Xác định công tác PCTN, TC là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để kịp thời chỉ đạo, gắn công tác PCTN với công tác phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong đấu tranh PCTN, TC. Kiểm soát chặt chẽ nội bộ; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát sinh phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Thực hiện chặt chẽ công tác phối hợp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong PCTN, TC; xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi, vụ việc tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý theo quy định.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chú trọng công tác quản lý cán bộ và cơ chế tự giám sát, tự kiếm tra; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng, Kế hoạch chỉ rõ.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN, TC
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, nâng cao vai trò phản biện, giám sát việc thực hiện pháp luật PCTN; phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Mặt khác, tạo điều kiện và phát huy vai trò của cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh và truyền hình trong công tác PCTN, TC. Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động PCTN, TC và vụ việc tham nhũng.
Đồng thời, thực hiện nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, kinh nghiệm... trong PCTN kịp thời theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
Có thể khẳng định, việc thực hiện có hiệu quả những nội dung được nêu tại Kế hoạch giúp từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.