Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc sau 3 năm

Thứ tư, 02/11/2016 08:00
(ThanhtraVietnam) - 3 năm qua, Trung Quốc đã triển khai rất hiệu quả chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi". Đặc biệt, chiến dịch "săn cáo" tập trung truy tìm và dẫn độ các quan tham trốn truy nã về nước chịu tội đã phát huy được hiệu quả rõ rệt. Theo đó, hơn 1 triệu công chức trong đó phần lớn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc bị đưa ra xét xử và kết án vì các hành vi sai phạm liên quan đến tham nhũng, hối lộ và biển thủ.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><font face="Arial" size="2">Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2016, tổng cộng có 634 đối tượng bị cáo buộc tham nhũng trốn chạy ra nước ngoài đã bị Trung Quốc truy tìm và dẫn độ về nước chịu tội. Con số này gần bằng con số 700 đối tượng tham nhũng trốn truy nã bị bắt giữ và bị dẫn độ về Trung Quốc hồi năm 2015. Trong số những đối tượng bị dẫn độ về Trung Quốc từ đầu năm đến nay, có 205 đối tượng bị cáo buộc có hành vi tham nhũng, hối lộ, biển thủ với số tiền trên 100 triệu nhân dân tệ, có 78 đối tượng trốn truy nã trên 5 năm và có 17 đối tượng trốn truy nã trên 10 năm.<o:p></o:p></font></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><font face="Arial" size="2">Có được kết quả bắt giữ và dẫn độ những đối tượng tham nhũng bị truy nã về nước chịu tội là do sự hợp tác tích cực giữa Trung Quốc với nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực dẫn độ tội phạm, cũng như giữa cảnh sát Trung Quốc và Tổ chức Cảnh sát Quốc tế. Trong số 634 đối tượng bị dẫn độ về Trung Quốc từ đầu năm đến nay, nhiều trường hợp là tự nguyện để bị dẫn độ về nước, một phần là do họ muốn được giảm nhẹ tội do chính sách khoan hồng, một phần họ cũng muốn về để bảo vệ tài sản của người thân không bị thu hồi bằng cách chứng minh những tài sản đó hoàn toàn không phải do các đối tượng này phạm tội mà có được.<o:p></o:p></font></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 15pt;">Tuy nhiên, phần lớn đối tượng tham nhũng trốn truy nã bị dẫn độ về Trung Quốc là kết quả của quá trình điều tra, truy tìm và phối hợp bắt giữ giữa lực lượng chức năng của Trung Quốc với cơ quan chức năng nhiều nước trên thế giới mà Trung Quốc ký kết hiệp định song phương hỗ trợ tư pháp và dẫn độ. Tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên, cơ quan tư pháp của Pháp cho phép Trung Quốc dẫn độ về nước 1 đối tượng tham nhũng bị truy nã. Đây là kết quả đầu tiên kể từ sau khi Trung Quốc và Pháp ký kết thỏa thuận dẫn độ tội phạm giữa 2 nước vào hồi mùa hè năm 2015. Đối tượng bị dẫn độ đầu tiên là Chen Wenhua, lẩn trốn tại Pháp từ năm 2013, bị cơ quan chức năng Trung Quốc cáo buộc biển thủ công quỹ tổng số tiền gần 2,95 triệu USD trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2012.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 15pt;">Không chỉ riêng Pháp, tại châu Âu, Trung Quốc còn ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm với nhiều quốc gia khác như Tây Ban Nha, Italya… Những hiệp định này đã giúp Trung Quốc rất nhiều trong việc truy tìm, bắt giữ đối tượng tham nhũng trốn truy nã về nước chịu tội, đặc biệt, giúp Trung Quốc thu hồi được phần lớn tài sản mà những đối tượng tham nhũng trốn truy nã cất giấu ở nước ngoài.</span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 15pt;"> </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 15pt;">Đặc biệt với Mỹ, dù chưa chính thức ký kết hiệp định dẫn độ, nhưng đã có nhiều kết quả đàm phán tích cực có thể giúp Bắc Kinh bắt giữ và dẫn độ 5 đối tượng trong số 100 đối tượng bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất trên toàn thế giới.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 15pt;">Kết quả bắt giữ và dẫn độ thành công 634 đối tượng tham nhũng trốn truy nã về Trung Quốc đã cho thấy những thành công trong chiến dịch chống tham nhũng "săn cáo" của Trung Quốc kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đến nay. Đó là kết quả được thực hiện ở nước ngoài, còn ở trong nước Trung Quốc đã bắt giữ, truy tố, đưa ra xét xử và kết án hơn 1 triệu công chức trong đó phần lớn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc vì các hành vi sai phạm liên quan đến tham nhũng, hối lộ, biển thủ.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><font face="Arial" size="2">Hầu hết công chức bị xử lý vì hành vi tham nhũng đều là những lãnh đạo có chức, có quyền trong các cơ quan công quyền, các đơn vị kinh doanh thuộc các cấp chính quyền. Số tiền những quan tham này vơ vét không thể nói là nhiều, mà là rất nhiều. Có trường hợp tham nhũng nhiều tiền đến mức mà ngay cả các điều tra viên cũng không thể tưởng tượng được những quan tham này lại sở hữu số tài sản khổng lồ đến như vậy.<o:p></o:p></font></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><font face="Arial" size="2">Theo đại diện Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, việc công bố công khai kết quả chống tham nhũng trong khuôn khổ diễn ra Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 được coi như một thông điệp "cảnh cáo" gửi đến 400 đại biểu tham dự hội nghị này, rằng bất kỳ ai nếu không tránh xa các hành vi tham nhũng thì đều có thể bị xử lý không khoan nhượng, tùy theo mức độ phạm tội có thể bị phạt tù, tịch thu tài sản và nặng nhất là tử hình./.<o:p></o:p></font></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right; line-height: 15pt; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><i><font face="Arial" size="2">Tổng hợp</font><font face="Arial, sans-serif" style="font-size: 12pt;"><o:p></o:p></font></i></p>
nguyetvm
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra