Cộng đồng Kinh tế ASEAN đạt nhiều tiến triển trong năm 2016

Thứ năm, 29/12/2016 15:38
(ThanhtraVietnam) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang xúc tiến các cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN với một số biện pháp nhằm tiếp cận mục tiêu hiệu quả từ nay đến năm 2025, mà đã được triển khai ngay trong năm đầu tiên cộng đồng này chính thức ra đời (vào ngày 31/12/2015).
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Ba trụ cột chính hợp thành Cộng đồng ASEAN - bao gồm Cộng đồng Chính trị và An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) - đã được ấn định trong một bản kế hoạch chi tiết ASEAN nhằm "định khuôn" một mô hình mới cho khối trong tương lai. <o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Theo nhận định của giới phân tích, việc tạo lập một thực thể đơn nhất với ba trụ cột kể trên được đánh giá là rất quan trọng đối với việc ứng phó và giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị trên toàn cầu hiện nay. Các nhà phân tích cho rằng sự gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên ASEAN sẽ giúp lan tỏa hòa bình cũng như sự thịnh vượng đã và đang hiện hữu tại khu vực có 620 triệu dân trong hơn 5 thập niên qua.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Ban đầu, việc thành lập AEC là nhằm kiến lập một thị trường đơn nhất trong khu vực và một cơ sở sản xuất chung, đưa Đông Nam Á trở thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh với sự phát triển kinh tế công bằng, hội nhập đầy đủ với nền kinh tế toàn cầu.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách AEC, ông Lim Hong Hin cho biết, năm 2016 đã chứng kiến hàng loạt bước tiến hướng tới mục tiêu xây dựng AEC, trong số đó có việc thiết lập các Cơ sở Dữ liệu Thương mại Quốc gia (NTR) của tất cả các nước thành viên ASEAN, theo đó cho phép các thương nhân được tiếp cận dễ dàng hơn và tuân thủ tốt hơn các quy định bắt buộc. Cũng theo ông&nbsp;<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: normal; line-height: 21px;">Lim Hong Hin</span>, việc tạo điều kiện cho sự tự do hóa từng bước trong lĩnh vực dịch vụ tại khu vực để hướng tới mục tiêu có một dòng chảy dịch vụ tự do cũng đã bắt đầu có hiệu lực, với việc ký kết Giao thức về thực thi đầy đủ Gói cam kết thứ chín theo Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) trong năm nay. “Một hiệp định khung có tính pháp lý cho phép xóa bỏ sự hạn chế lớn trong việc di chuyển qua biên giới giữa các công dân được chấp thuận cũng đã được áp dụng, và điều này sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư”, ông nhấn mạnh.</p><p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, ASEAN cũng chứng kiến sự phê chuẩn toàn diện các thỏa thuận về Bầu trời Mở ASEAN, theo đó cho phép vận chuyển không giới hạn hành khách và hàng hóa theo đường hàng không tại các sân bay quốc tế của một số nước thành viên ASEAN. <o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Ngoài ra, theo ông Lim, việc thực thi các hiệp định khung nhằm hỗ trợ cho Kế hoạch AEC 2025 cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Thêm vào đó, nhiều cơ chế ưu tiên kinh tế nhằm hỗ trợ Kế hoạch AEC 2025 cũng đã được thực hiện trong năm nay, chẳng hạn Hiệp định khung về Tạo thuận lợi cho Thương mại ASEAN (ATFF), Hiệp định khung về Quy tắc An toàn Thực phẩm ASEAN (AFSRF), Hiệp định khung Thể chế ASEAN về Tiếp cận Tài chính dành cho các Doanh nghiệp cực nhỏ, nhỏ và vừa, và Hệ thống Truy xuất dữ liệu Thuế ASEAN (ASEAN Tariff Finder). <o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Latif Adam, nhà phân tích thương mại quốc tế tại Học viện Khoa học Indonesia (LIPI), đánh giá cao những tiến triển của Hiệp hội ASEAN trong năm đầu tiên này. Chuyên gia này cho rằng tất cả các quốc gia trong khối hiện đang kỳ vọng rằng AEC có thể trở thành “cứu tinh” của họ trong bối cảnh chính sách bảo hộ mậu dịch đang có xu hướng được nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới áp dụng. Theo chuyên gia này, cần phải có những nỗ lực nhằm khuyến khích việc thực thi nhiều hơn nữa trong AEC để biến khối này trở thành thị trường tin cậy duy nhất cho các nước thành viên trong khối. <o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Tuy nhiên, bất chấp vô số các tiến triển kể trên, Phó Tổng thư ký ASEAN Lim Hong Hin thừa nhận rằng những thách thức hiện hữu vẫn đang cản trở các nỗ lực hướng tới sự hội nhập hơn nữa của nền kinh tế khu vực. Thách thức cơ bản nhất vẫn nằm ở sự chênh lệch năng lực giữa các nước thành viên phát triển hơn và kém phát triển trong khối, điều sẽ cản trở các nước kém phát triển hơn trong việc thực hiện các cam kết của mình mình. <o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Theo ông, để xử lý các vấn đề này, cần đề ra và thực thi các biện pháp tổng hòa nhằm thúc đẩy hơn nữa năng lực của các nước kém phát triển trong việc tối ưu hóa sự tham gia, đóng góp của họ và cuối cùng là đảm bảo cho họ cùng hưởng lợi từ các chương trình hoạt động của AEC. Những bất ổn trên bình diện kinh tế và chính trị toàn cầu cũng góp phần tạo ra thêm thách thức cho chương trình hoạt động của AEC.&nbsp; Bên cạnh sự nỗ lực xây dựng và thực thi các công cụ hướng tới thành lập AEC, ASEAN hiện cũng đang tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm hình thành các thỏa thuận thương mại với những đối tác thương mại thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và sáu nền kinh tế lớn khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.<o:p></o:p></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><i>Tổng hợp</i><o:p></o:p></p>
nguyetvm
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra