EU–Canada mở ra một chương mới trong hợp tác thương mại

Thứ hai, 31/10/2016 07:11
(ThanhtraVietnam) - Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Canada diễn ra ngày 30/10 tại thủ đô của Bỉ với kết quả là hai bên ký kết Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện EU-Canada (CETA) và Hiệp định đối tác chiến lược (SPA). Sự kiện này được coi là một bước tiến khi chỉ cách đây vài ngày, CETA còn đứng trước nguy cơ đổ vỡ do có sự phản đối của vùng Wallonie và các khu vực nói tiếng Pháp khác của Bỉ.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:-5.75pt;margin-bottom: 6.0pt;margin-left:0in;line-height:120%"><span lang="VI" style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Phát biểu tại cuộc gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đánh giá tuy mọi việc đã rất khó khăn nhưng cuối cùng hai bên cũng đã đạt được đồng thuận và đi đến ký kết hiệp định kinh tế và thương mại rất quan trọng từng trải qua quá trình đàm phán dài 7 năm này.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Một khi có hiệu lực, CETA sẽ kết nối EU - một trong những thị trường lớn nhất thế giới gồm 500 triệu dân - với Canada - nền kinh tế rất năng động và lớn thứ 10 toàn cầu. Hàng hóa thông thương giữa hai bên sẽ được giảm tới 99% thuế suất. CETA cũng được kỳ vọng ​​sẽ thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tăng thêm 12 tỷ euro mỗi năm đồng thời giúp tạo ra nhiều việc làm mới trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến quyền hạn của các chính phủ trong vấn đề điều tiết lợi ích công cộng, đặc biệt là đối với các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Hiệp định được ký cùng một văn bản diễn giải chung có tính ràng buộc giúp giải thích các quy định khi đi vào áp dụng trong thực tế, làm cho người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa và phạm vi của thỏa thuận. Sau khi ký kết, hiệp định sẽ phải được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Canada phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </span><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:-5.75pt;margin-bottom: 6.0pt;margin-left:0in;line-height:120%"><span lang="VI" style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tại hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo EU và Canada cũng đã ký kết Hiệp định đối tác chiến lược (SPA) nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên về chính sách đối ngoại, cụ thể trong các lĩnh vực như duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển kinh tế và bền vững, chống biến đổi khí hậu, hợp tác tư pháp và thực thi pháp luật.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </span><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:-5.75pt;margin-bottom: 6.0pt;margin-left:0in;line-height:120%"><span lang="VI" style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hội nghị thượng đỉnh EU-Canada cũng bàn thảo vấn đề miễn thị thực đối công dân EU du lịch đến Canada và ngược lại./.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin: 6pt -5.75pt 6pt 0in; line-height: 120%; text-align: right;"><span lang="VI" style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><i>(Tổng hợp)</i></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra