Những người di cư đối mặt khó khăn mới tại châu Âu

Thứ tư, 05/10/2016 10:50
(ThanhtraVietnam) - Vừa qua, báo “Thế giới Chủ nhật” của Đức đưa tin: Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz đã lên tiếng chỉ trích thông báo của Thủ tướng Đức Angela Merkel khi Berlin cho biết sẽ sớm tiếp nhận hàng trăm người tị nạn mỗi tháng từ Hy Lạp và Italy.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Phát biểu trong bài phỏng vấn, ông Kurz cho rằng kế hoạch này của bà Merkel là toàn toàn sai lầm và mục tiêu giảm tải cho hai quốc gia Địa Trung Hải như vậy là phản tác dụng. Ông nêu rõ với kế hoạch của Đức, người tị nạn sẽ kéo nhiều hơn tới Hy Lạp và Italy do họ nghĩ rằng cố tới Hy Lạp và Italy thì rốt cuộc cũng sẽ đến được Đức. Theo ông, như vậy hai quốc gia này sẽ ngày càng phải đối mặt nghiêm trọng hơn với tình trạng quá tải người tị nạn và quyết định của Đức sẽ khuyến khích hoạt động đưa người bất hợp pháp cũng như tạo thêm làn sóng người tị nạn tới châu Âu. Ngoại trưởng Kurz cũng phản đối việc tiếp tục duy trì kế hoạch tái phân bổ 160.000 người tị nạn trong hai năm vào các nước Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng tranh cãi về việc phân bổ hạn ngạch có thể gây nguy hại tới sự gắn kết của khối. Theo ông, việc phân bổ theo hạn ngạch không thể vận hành do nhiều nước không sẵn sàng tiếp nhận số lượng cao người tị nạn, trong khi bản thân nhiều người tị nạn cũng từ chối phải tới một nước nào đó trong EU. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Mới đây, Tổng thống CH Czech Milos Zeman đã đưa ra ý kiến trục xuất tất cả người di cư vì mục đích kinh tế “tới những nơi hoang vắng” ở Bắc Phi hay tới “các đảo hoang của Hy Lạp”. Ông khẳng định rằng những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Syria, Iraq và các nước khác thực sự cần được giúp đỡ. Tuy nhiên, theo ông Zeman, số người này chỉ chiếm chưa đến 30% tổng số người di cư sang châu Âu hồi năm ngoái.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này đã tiếp nhận 84.995 người tị nạn trong tài khóa 2016 (kết thúc vào tháng 9/2016), gần "cán mốc" 85.000 người tị nạn mà chính quyền Mỹ đặt ra. Đây là chương trình tiếp nhận người tị nạn gần đạt mục tiêu nhất do Tổng thống Mỹ đặt ra trong vòng 24 năm qua và khép lại 12 tháng nhiều bất đồng chính trị về các chính sách thu nhận người tị nạn./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">(Tổng hợp)</span></i></p><p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;<o:p></o:p></span></i></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra