Pháp tiếp tục đối mặt với nguy cơ xung đột xã hội giữa mùa EURO 2016
Thứ ba, 14/06/2016 15:09 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Giữa lúc không khí lễ hội của Giải vô địch bóng đá châu Âu EURO 2016 đang dần thay thế những tranh cãi dai dẳng về các vấn đề xã hội thời gian qua trong tâm trí người dân Pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) trong tuần này lại khởi động các hoạt động nhằm phản đối dự luật cải cách lao động với các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất từ trước đến nay vào ngày 14/6 trên phạm vi toàn quốc nhằm buộc chính phủ phải lùi bước, rút lại dự luật gây tranh cãi.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thêm một lần nữa,
Chính phủ Pháp phải đối mặt với các nguy cơ xung đột xã hội dâng cao. Từ
13-24/6, Thượng viện Pháp sẽ xem xét dự luật cải cách lao động sau đó sẽ bỏ phiếu
thông qua vào ngày 28/6. Trong vòng hai tuần, các thượng nghị sĩ sẽ xem xét
toàn bộ dự luật nhưng sẽ tập trung đặc biệt vào điều 2 của văn bản này, theo đó
các thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động về thời gian làm việc sẽ có
ý nghĩa quyết định chứ không phải các quy định khung áp dụng cho từng ngành
riêng biệt như từ trước đến nay. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của dự
luật cải cách đồng thời cũng là điểm mấu chốt dẫn đến làn sóng đình công và biểu
tình rầm rộ tại Pháp trong hơn ba tháng qua. Theo điều 2 của dự luật, doanh
nghiệp và người lao động có thể tự thỏa thuận với nhau về thời gian làm việc tối
đa lên đến 12 giờ/ngày (thay vì 10 giờ như trước đây) và 46 giờ/tuần (thay vì
44 giờ như trước đây) nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân công của doanh nghiệp ở vào
từng thời điểm nhất định. Ngoài ra, tiền công của một giờ làm thêm sẽ cao hơn
quy định chung ít nhất là 10% thay vì 25% như trước đây. Thỏa thuận này sẽ có
hiệu lực nếu được các tổ chức công đoàn đại diện cho hơn 50% số người lao động
trong doanh nghiệp chấp thuận. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Theo Thủ tướng Pháp
Manuel Valls, dự luật có nhiều điểm tiến bộ, cho phép tăng cường đối thoại
trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xử lý linh hoạt các vấn đề nhân lực tùy
theo các đơn đặt hàng được ký kết. Còn theo Tổng thống Pháp François Hollande,
một thỏa thuận riêng trong từng doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng tốt
hơn với điều kiện cụ thể, đối phó tốt hơn với các thách thức kinh doanh, quy định
này về lâu dài cũng giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh. Trong khi đó, các tổ
chức công đoàn cho rằng các quy định mới có lợi cho giới chủ, thu hẹp quyền lợi
của người lao động, buộc người lao động phải chấp nhận các điều kiện làm việc
ít thuận lợi hơn, dẫn đến sự "phá giá nhân công". Ngoài ra, người lao
động có thể bị sa thải dễ dàng hơn khi doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh tế. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Đây chính là vấn đề cốt
lõi khiến bầu không khí xã hội tại Pháp trở nên căng thẳng. Các tổ chức công
đoàn đã tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình, đình công trong các ngành đường sắt,
giao thông đô thị, phong tỏa các cơ sở lọc dầu và nhà máy điện hạt nhân nhằm
gây áp lực cho chính phủ. Trước làn sóng phản đối, Thủ tướng Pháp Manuel Valls
tuyên bố sẽ kiên quyết không nhượng bộ nhằm cải thiện thị trường lao động Pháp
và giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ở mức trên 10% hiện nay./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><i style="line-height: 120%;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Tổng hợp</span></i></p>
anhdt