<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Hiện tại, Canada có
thể nhìn thấy lợi ích tài chính từ FTA trên, song nước này cũng cần có sự chuẩn
bị kỹ càng để có thể hợp tác với một quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc trong
tương lai. Triển vọng của một FTA đầy tham vọng với Trung Quốc đã được Thủ tướng
Canada Justin Trudeau và đảng Tự do đề cập ngay từ khi tiến hành chiến dịch
tranh cử năm ngoái và hiện được nhắc tới ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc
của nhà lãnh đạo Canada. Tuy nhiên, ông Trudeau phát biểu rằng ông sẽ không
nóng vội trong chuyện này. Hiện chỉ có một vài thành viên trong đảng của ông tỏ
ra đặc biệt sốt sắng trong việc thúc đẩy quan hệ sâu hơn với Bắc Kinh, còn lại
phần đông dân chúng vẫn tỏ ra ngoài nghi, lo ngại, thậm chí có cả những ý kiến
phản đối. Nhiều học giả Trung Quốc cũng nhìn nhận chuyến thăm và triển vọng khởi
động đàm phán FTA song phương với con mắt đầy thận trọng. Theo Phó Chủ tịch Quỹ
châu Á - Thái Bình Dương Canada, ông Eva Bua, FTA song phương với Trung Quốc sẽ
"mang tới cơ hội khó khăn" cho Canada. Tuy nhiên “một điều rất đáng mừng
là Chính phủ Canada mới chỉ tìm kiếm, chứ không nóng vội. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Giới phân tích ở
Canada đã chỉ ra sáu yếu tố chính phủ nước này cần xem xét khi thúc đẩy FTA với
Trung Quốc: <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thứ nhất: Mức độ ủng
hộ của dân chúng: Trong một cuộc khảo sát do Quỹ châu Á - Thái Bình Dương công
bố cuối năm ngoái, chỉ có bốn trên 10 người ủng hộ Canada thành lập FTA với
Trung Quốc. Gần một năm sau, một cuộc khảo sát khác do tổ chức Nanos tiến hành
cũng cho kết quả tương tự, khi có tới gần 50% số người được hỏi phản đối FTA
song phương. Nhìn trên bình diện chung, Chính phủ Trung Quốc hiện nay không chiếm
được cảm tình của đa số người dân Canada. Trung bình cứ trong bốn người được hỏi
thì có tới ba người có quan điểm tiêu cực hoặc có phần tiêu cực về Trung Quốc.
Chỉ có một trên 10 người đánh giá tích cực hoặc một phần tích cực về quốc gia
có quy mô nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á này.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thứ hai: Thời điểm thảo
luận FTA với bất kỳ ứng cử viên tổng thống Mỹ nào (Donald Trump hay Hillary
Clinton) đắc cử sau cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ cuối năm nay. Một điều khác nữa
là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang mắc kẹt trong nền
chính trị Washington. Cựu Thủ tướng Brian Mulroney cho rằng nhiều khả năng TPP
sẽ bị gạt ra ngoài rìa và ông sẽ không “đặt cược vào tương lai của TPP tại Quốc
hội Mỹ". Đối với Canada, điều này đồng nghĩa với việc đã đến lúc Ottawa cần
nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi khác. Một số người cho rằng Trung Quốc sẽ
là “đích đến tự nhiên tiếp theo” của Canada. Theo cựu Thủ tướng Mulroney, sẽ phải
mất hàng năm để thúc đẩy một thoả thuận như vậy và huyền thoại về Trudeau cha
(cố Thủ tướng Pierre Trudeau, người đã đặt nền tảng cho quan hệ Canada - Trung
Quốc) sẽ tạo lợi thế rất lớn cho việc đẩy sớm các cuộc thảo luận về FTA song
phương. Ông Mulroney cũng cho rằng với đặc tính và những toan tính của Trung Quốc,
Bắc Kinh sẽ "không đánh giá thấp khả năng của ông Trudeau trong việc tạo
ra bước nhảy cho quan hệ song phương" dựa trên những gì mà cha ông đã làm
được, khi mở quan hệ ngoại giao với Trung Quốc ngay từ năm 1970. "Đây là một
cơ hội tốt cho Trung Quốc", ông Mulroney, nhà dẫn dắt tiến trình đàm phán
FTA Canada - Mỹ, nhận định; <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thứ ba: Nền chính trị
của Trung Quốc: hiện có hai luồng quan điểm đối kháng khi đề cập đến những vấn
đề gai góc liên quan đến hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, hay việc nước này thiếu
quy trình và cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Luồng quan
điểm thứ nhất khăng khăng cho rằng chỉ có mối quan hệ sâu hơn mới có thể thay đổi
hành vi của Bắc Kinh. "Can dự về kinh tế và xã hội sẽ giúp xây dựng các
quan hệ đối tác và gây ảnh hưởng lên một số thay đổi tích cực và tiến bộ",
Phó Giám đốc Viện Trung Quốc của Đại học Alberta, ông Jia Wang nhấn mạnh. Tuy
nhiên, luồng quan điểm thứ hai thì hoàn toàn ngược lại. Những người này cho rằng
việc can dự sẽ chẳng có tác dụng gì và Ottawa nên chờ cho đến khi Bắc Kinh thay
đổi cách đối xử với người dân của mình. Ông Cheuk Kwan thuộc Hiệp hội Toronto
vì Dân chủ tại Trung Quốc cho biết ông không phản đối thương mại tự do nhưng lo
ngại việc kinh doanh với Trung Quốc sẽ hạ thấp những giá trị của Canada, trong
đó có các tiêu chuẩn về an toàn lao động. Đầu năm nay, hai công nhân làm việc tại
Nexen, một công ty thuộc sở hữu của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc
(CNOOC) từ năm 2013, đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ tại mỏ dầu cát thuộc tỉnh
Alberta. Năm tháng trước đó, cũng tại địa điểm này, đã xảy ra một vụ rò rỉ đường
ống.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thứ tư: Kinh nghiệm từ
FTA với Australia: Người Australia cũng từng phải đối mặt với rất nhiều tình huống
khó xử tương tự như Canada hiện nay. Đó là sự can thiệp của nước ngoài vào thị
trường đất đai, tình trạng đầu cơ bất động sản và làm thế nào duy trì quyền sở
hữu đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên chính mảnh đất của mình. Mặc
dù có những căng thẳng với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình,
Australia vẫn quyết tiến hành các cuộc đàm phán lịch sử và sau gần một thập kỷ
ròng rã chuẩn bị, hai bên mới chính thức đặt bút ký tháng 12 năm ngoái.Hiệp định
Thương mại Tự do Trung Quốc – Australia (ChAFTA) ra đời đã mang lại nhiều lợi
ích cho cả giới doanh nghiệp và người tiêu dùng hai nước. Đơn cử như việc
Australia dỡ bỏ 5% thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc khiến nhiều
mặt hàng điện tử có giá rẻ hơn. Ở chiều ngược lại, nhiều mặt hàng của Australia
xuất sang Trung Quốc cũng được giảm thuế như thịt bò, rượu và hải sản (hãy tưởng
tượng tới thị trường tiềm năng cho tôm hùm Canada nếu Canada và Trung Quốc ký
FTA). Ngoài ra, ChAFTA cũng cho phép Australia tăng cường khả năng tiếp cận với
các dịch vụ pháp lý và tài chính ở Trung Quốc, một yếu tố cũng rất quan trọng đối
với Canada.Tuy nhiên, mặt trái của FTA Canada - Trung Quốc là cải dầu sẽ không
được giảm thuế. Đây là mặt hàng của Canada có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang
Trung Quốc hiện nay và đang đứng trước nguy cơ bị chính quyền Bắc Kinh áp đặt
thêm các quy định mới từ ngày 1/9 nhằm khống chế tỷ lệ tạp chất. Một yếu tố
khác mà Canada cần xem xét từ FTA giữa Trung Quốc với Australia là giới hạn tài
chính đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào những lĩnh vực “phi nhạy cảm”
đã tăng gấp bốn lần, tức là trừ các ngành nông nghiệp, truyền thông, viễn thông
và quốc phòng. Điều đó có nghĩa là những doanh nghiệp nhỏ hơn của Trung Quốc
cũng có thể tham gia thị trường Australia và có quyền kiện chính phủ nước này vể
những thay đổi chính sách ảnh hưởng đến các lợi ích của họ.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thứ năm: Trung Quốc
đang thặng dư thương mại lớn với Canada: Trong hơn 3 năm qua, bất cân bằng
thương mại hàng hóa giữa hai nước đang tăng vọt 30%, lên 46 tỷ CAD trong năm
2015, trong khi tổng giá trị xuất khẩu của Canada gần như không thay đổi. Tuy
nhiên, bất chấp chênh lệch này, Trung Quốc vẫn muốn Canada tham gia Ngân hàng Đầu
tư Hạ tầng châu Á (AIIB), một thể chế do nước này đứng đầu nhằm thể hiện ảnh hưởng
tài chính của mình nhưng hiện cả Mỹ và Nhật Bản đều không tham gia.Ngoài ra, Bắc
Kinh cũng muốn Ottawa nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài, giải thích rõ
hơn luật về sở hữu và bơm thêm nhiều dầu vào hệ thống đường ống phía Tây phía bờ
biển Thái Bình Dương để đưa lên tàu chạy thẳng về Trung Quốc. Hơn nữa, còn có
những quan ngại cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ còn đòi thêm rất nhiều yêu sách
khác không liên quan đến thương mại, như một số quy định liên quan đến chiến dịch
“đả hổ, diệt ruồi” hay “săn cáo” đang được Chính quyền Tập Cận Bình tiến hành
trong nỗ lực dẫn độ các cựu quan chức bị cho là tham nhũng về nước. Rất nhiều
quốc gia, trong đó có Canada, không muốn can dự vào chiến dịch “săn cáo” này của
Bắc Kinh. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Thứ sáu: Canada có thực
sự cần FTA với Trung Quốc: Theo Laura Dawson, Giám đốc Viện Canada tại Trung
tâm Wilson ở thủ đô Washington DC (Mỹ), tình trạng dân số già và tăng trưởng chậm
của Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ khiến nền
kinh tế Canada đứng trước nhiều thách thức. Theo bà, tìm kiếm FTA song phương với
Trung Quốc sẽ là một quá trình khó khăn nhưng cần thiết. Nền kinh tế Canada cần
một liều thuốc bổ và bà tin rằng các công ty sáng chế, kỹ thuật, tài chính và
công nghệ sạch của Canada sẽ được hưởng lợi.Đó là chưa kể các đối thủ cạnh
tranh của Canada cũng đang tìm cách thúc đẩy giao thương với Trung Quốc. Chờ đợi
cho tới khi nước này thay đổi cách cư xử với người dân, theo bà Laura Dawson, sẽ
không phải là cách thức hay và không mang lại hiệu quả. Tương lai kinh tế của
Canada không phải là thứ có thể đem ra đặt cược cho những vấn đề như vậy./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:"Arial","sans-serif"">(Tổng hợp)<o:p></o:p></span></i></p>