Trong các chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ sau Đại hội 18 (từ tháng 11/2014 đến nay), hàng ngàn quan tham đã bị cách chức, bắt giữ, bỏ tù; trong đó có không ít những người đã chạy thoát ra nước ngoài, thậm chí đã chuyển quốc tịch sang những quốc gia không cho phép đẫn độ gây khó dễ cho quá trình điều tra cũng như xét xử tội phạm có liên quan tham nhũng.
Chính vì lẽ đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ngày 26/10/2018 đã thông qua việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự trong đó có những quy định về thủ tục đưa ra “phán quyết vắng mặt” và “phán quyết ngay lập tức” các vụ án hình sự.
Mục đích chính khi sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự là để giúp Chính phủ chống lại các hoạt động tham nhũng, những quy định mới cũng có khả năng được áp dụng đối với các nghi phạm có liên quan đến tội phạm tham nhũng hối lộ dựa vào luật, kể cả các đối tượng này đang mang quốc tịch khác hoặc thậm chí nếu họ đang ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc trong giai đoạn khởi tố.
Thủ tục phán quyết vắng mặt được điều chỉnh để giải quyết triệt để trường hợp người phạm tội tham nhũng và hối lộ bỏ trốn ra nước ngoài cũng như các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia như khủng bố. Thủ tục tiến hành phán quyết ngay lập tức được ban hành để truy tố các bị cáo đã nhận tội và đã chấp nhận các kiến nghị hình phạt. Đây là những bước tiến quan trọng giúp chính quyền Trung Quốc tăng cường hiệu quả thực thi hoạt động phòng chống tham nhũng và đặt ra các chế tài nghiêm khắc hơn đối với loại tội phạm này. Đồng thời, quy định trên cũng phù hợp với xu hướng chống tham nhũng hiện nay trên thế giới.
Trong năm qua, Trung Quốc đã thực hiện các chiến dịch triệt phá “đại án tham nhũng” trong nước điển hình như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch hay Bạc Hy Lai… Bên cạnh đó cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình còn vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc điển hình như Diêm Vĩnh Minh bị sức ép từ Trung Quốc đã phải về tự thú sau nhiều năm trốn tại New Zealand hay vụ Jiang Lei, Cựu Phó Chủ tịch Hiệp hội sản xuất ô tô Trung Quốc cũng từ New Zealand về đầu thú. Đáng nói hơn, Trung Quốc cũng đã đàm phán được với một số quốc gia khác như Philippines, Đan Mạch về vấn đề dẫn độ quan tham trở về nước.
Vụ án Bạc Lai Hy đình đám năm 2018 là điểm nhấn cho thành công của chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc.
Vấn đề “Điều tra truy nã các quan chức phạm tội tham nhũng trốn ra nước ngoài” là một hoạt động trọng yếu trong quá trình thực thi chống tham nhũng ở Trung Quốc. Thủ tục xét xử mới trao cho các cơ quan thi hành nhiều quyền hơn để điều tra và thu hồi tài sản bất hợp pháp từ các đối tượng nhận hối lộ.
Trong khu vực ngoài nhà nước, các công ty, doanh nghiệp và toàn bộ nhân viên thực hiện hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc cần phải thận trọng hơn bởi họ có thể bị khoanh vùng điều tra nếu có liên quan đến hoạt động hối lộ. Cụ thể, chính quyền có thể phát hiện các nguồn tin về tội phạm tham nhũng và đối tượng đưa hối lộ trong khi điều tra quan chức Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước. Những nguồn tin như vậy có thể bị công khai trước Tòa án (và công chúng cũng có quyền tiếp cận) trong quá trình xét xử vắng mặt. Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả các công ty và nhân viên của họ.
Trước tình hình đó, thủ tục đưa ra phán quyết ngay lập tức được điều chỉnh nhằm xúc tiến quá trình khởi tố. Điều này thể hiện nỗ lực của chính quyền Trung Quốc trong việc đẩy mạnh hiệu quả giải quyết tranh chấp như một phần kết quả của hoạt động cải cách hệ thống tư pháp ở quốc gia này. Nhờ vậy, người dân giờ đây có thể hi vọng sẽ ngày càng có nhiều các phiên tòa xét xử cấp tốc những vụ án tham nhũng hối lộ.
Luật Tố tụng sửa đổi của Trung Quốc đồng thời cũng hệ thống hóa các quy định mang tính nhân đạo trong các vụ án hình sự và khẳng định các thông lệ thương thuyết về hình phạt giữa bên khởi tố và bị cáo. Điều này khuyến khích các cá nhân hoặc tổ chức phối hợp với cơ quan điều tra hay tự thú để được giảm nhẹ hình phạt hoặc khả năng được miễn khởi tố. Trong thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay, các công ty kinh doanh ở Trung Quốc cần phải thường xuyên quản lý chặt chẽ nhân viên của mình để tuân thủ chính sách pháp luật, thủ tục xét xử phòng chống tham nhũng, và thành thực khai báo nếu bị phát giác. Điều này giúp cho các công ty có thể đánh giá đúng dắn và giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như tạo cơ hội cho họ được hưởng các chính sách khoan hồng.
PV (Theo REUTERS và China Morning Post)