Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam và ITU kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu, các chính phủ và ngành công nghệ cùng hưởng ứng và vào cuộc, đương đầu với thách thức và tăng cường các biện pháp phối hợp số trước cuộc khủng hoảng này. Các sự kiện quốc tế như ITU Digital World 2021 sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, tạo nền tảng tập hợp cộng đồng ICT (là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rồng hơn cho IT - PV) toàn cầu để học hỏi, chia sẻ kiến thức, thảo luận và kết nối. Chỉ thông qua hợp tác quốc tế và các hoạt động phối hợp, chúng ta mới có thể chiến thắng mối đe dọa này, thu hẹp khoảng cách số và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai tươi đẹp của tất cả chúng ta.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng Covid-19, Bộ TTTT Việt Nam đã trao đổi với Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc lùi thời gian tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số (ITU Digital World). Theo đó, sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số sẽ được Bộ TTTT thông đăng cai tổ chức vào tháng 9/2021 tại Hà Nội với tên gọi ITU Digital World 2021.
Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới Houlin Zhao và Bộ trưởng TTTT Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra Tuyên bố chung về việc lùi thời gian tổ chức ITU Digital World và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ICT trong Covid-19 và nguy cơ khoảng cách số mới:
Tuyên bố chung cho rằng, "đây là cách hành động tốt nhất để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho tất cả những người tham gia sự kiện và đảm bảo một sự kiện thành công”.
"Thế giới đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng có từ Covid-19 và ICT đang trở thành một công cụ chủ chốt trong việc chống lại mối đe dọa này, giúp ngăn ngừa, phát hiện và chẩn đoán bệnh. ICT giờ đây có vai trò quan trọng mới trong việc kết nối chúng ta về sức khỏe, công việc, giáo dục, giải trí, tin tức, truyền thông đến công chúng và với bạn bè và gia đình của chúng ta. Lần đầu tiên, các giải pháp và nền tảng số đang được sử dụng trên quy mô lớn để giúp đối phó và phản ứng với đại dịch", tuyên bố nêu rõ.
"Tuy nhiên, Covid-19 cũng cho thấy rõ hơn khoảng cách số, với nhiều gia đình, công nhân, doanh nghiệp và dân cư không thể truy cập hoặc chi trả để hưởng những lợi ích của công nghệ số. Cần có những hành động khẩn cấp để đảm bảo truy cập công bằng tới dịch vụ ICT, vì lợi ích của tất cả mọi người. Ngay bây giờ, hơn bao giờ hết, các chính phủ, ngành công nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, giới nghiên cứu và các bên liên quan cần phải hợp tác để tìm ra các giải pháp cùng có lợi."
Ngoài ra, "chúng ta phải đặt ra các mục tiêu lớn hơn và có thể kiểm chứng để đảm bảo chuyển đổi sang thời đại số một cách công bằng. Các mục tiêu phát triển bền vững SDGs tạo khuôn khổ lý tưởng cho nhiệm vụ này và chính ICT đã trở thành những công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu đó", tuyên bố chung nhấn mạnh./.
Lan Anh