Đắk Nông: Thanh tra thường xuyên trên các lĩnh vực

Chủ nhật, 28/04/2024 16:00
(ThanhtraVietNam) - Tại Đắk Nông, nhờ triển khai thực hiện thanh tra thường xuyên trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thanh tra trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, ngành Thanh tra tỉnh Đắk Nông nhìn chung đã phát hiện kịp thời các hạn chế, khuyết điểm, sai phạm còn tồn tại của các đối tượng.

Đồng thời, các tổ chức thanh tra cũng kịp thời kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, khuyết điểm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định quản lý còn bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông. Nguồn: ITN

Thực hiện 55 cuộc thanh tra hành chính và chuyên ngành

Theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, công tác thanh tra những tháng đầu năm tại Đắk Nông tập trung vào các lĩnh vực, vụ việc có nhiều dư luận như mua sắm công, quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường, quản lý bảo vệ rừng, đầu tư xây dựng, quản lý tài chính - ngân sách...

Cụ thể, ngành Thanh tra tỉnh Đắk Nông thực hiện 29 cuộc thanh tra hành chính (18 cuộc từ năm 2023 chuyển qua). Trong đó có 15 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và 14 cuộc thanh tra đột xuất.

Đã thu hồi số tiền 78,3 triệu đồng trên tổng số tiền phải thu 109,6 triệu đồng; đã thực hiện kiến nghị số tiền đã xử lý khác 279,4 triệu đồng trên tổng số kiến nghị số tiền xử lý khác 396,1 triệu đồng; đang thực hiện biện pháp thu hồi 1.136.518,3m² đất kiến nghị thu hồi (từ năm 2023 chuyển qua); đã thực hiện kiến nghị xử lý khác về đất 43.368,8m² chuyển tiếp từ năm 2023 chuyển qua; đã xử lý hành chính 06 tổ chức và 15 cá nhân; đồng thời chuyển thông tin sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra 01 vụ việc.

Trong Quý 1 năm 2024, ngành Thanh tra tỉnh Đắk Nông thực hiện 26 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (trong đó, số cuộc theo kế hoạch 20 cuộc; đột xuất 06 cuộc).

Các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu là: Nội vụ; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ; hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm; chất lượng xây dựng công trình; vận chuyển hành khách; quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; tài nguyên nước; hoạt động công chứng; đấu giá tài sản; công tác đấu thầu...

Hiện, các cơ quan chức năng đã thu hồi 56,5 triệu đồng; số tiền đã xử lý khác 761,8 triệu đồng (đạt 100%). Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Đã thu hồi 403,9 triệu đồng trên tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 516,8 triệu đồng, đã xử lý khác đối với 06 trường hợp (trong đó, 03 tổ chức, 03 cá nhân) trên tổng số 12 trường hợp phải xử lý khác.

Đặc biệt, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành phố triển khai thực hiện 02 cuộc thanh tra chuyên đề kịp thời, đảm bảo nội dung theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Trong đó, một số cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp được triển khai khẩn trương, có hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp.

Hoạt động thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các cấp trong thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng triển khai đúng tiến độ theo kế hoạch. Qua thanh tra, các Đoàn Thanh tra đã hướng dẫn, kiến nghị chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế, góp phần tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Nhờ có sự phối hợp giữa cơ quan Thanh tra và các cơ quan chức năng trong xử lý các sai phạm phát hiện qua thanh tra kịp thời, hiệu quả, các vi phạm, sai phạm nghiêm trọng và vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực đã được kiến nghị khởi tố, chuyển thông tin kịp thời sang Cơ quan điều tra xem xét, xử lý, các khuyết điểm, sai phạm có liên quan đến tổ chức Đảng, đảng viên được chuyển đến Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp xem xét, kiểm tra, xử lý theo quy định.

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý qua thanh tra

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định trong công tác thanh tra, nhưng thực tiễn tại Đắk Nông vẫn còn một số ít cuộc thanh tra chậm ban hành kết luận.

Tại một số đơn vị, địa phương việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra còn hạn chế. Một số đối tượng thanh tra chậm thực hiện xử lý, chấn chỉnh, khắc phục các khuyết điểm, vi phạm, vẫn còn những nội dung kiến nghị chưa thực hiện trong thời gian dài.

Các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn chậm, tính đến ngày 14/03/2024 tỷ lệ đã chấp hành nộp phạt là 403,9 triệu đồng/516,8 triệu đồng (78,2%).

Để phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế nêu trên, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.

Trong đó, Thủ trưởng các cấp chỉ đạo các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh tập trung lực lượng triển khai, thực hiện các cuộc thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2024 của tỉnh; triển khai thực hiện hiệu quả các cuộc thanh tra đột xuất phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp và một số vụ việc đột xuất do Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo.

Đặc biệt, tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý qua thanh tra nhằm đảm bảo hiệu lực công tác thanh tra.

Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 21/7/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN, tiêu cực, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân./.

M. Phương

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra