Cụ thể, theo Kế hoạch số 29/KH-TTr, năm 2024, Thanh tra tỉnh Hòa Bình sẽ tập trung ứng dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, công tác lưu trữ trong nội bộ cơ quan.
Đồng thời, thực hiện việc triển khai sử dụng các hệ thống nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số như: Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Hòa Bình; Hệ thống Văn bản điều hành tích hợp chữ ký số điện tử; Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh; Hệ thống truyền hình Hội nghị tại các điểm cầu của tỉnh; hệ thống kê khai thuế...
|
|
Hồ Hòa Bình (ảnh: Phương Thảo) |
Đối với Thanh tra tỉnh thực hiện kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Phần mềm Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN-TC liên thông trên hệ thống của phần mềm.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Thanh tra tỉnh thực hiện các trình tự số hóa tiến đến giảm chi phí về văn phòng phẩm, rút gọn các trình tự chi phí thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan; chú trọng thực hiện các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử và sử dụng hóa đơn điện tử theo định hướng chung của tỉnh.
Đồng thời, xây dựng các thủ tục hành chính theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành trên Trang thông tin điện tử, đáp ứng đủ các thủ tục hành chính để phục vụ người dân và tổ chức cá nhân theo cấp độ đã được phê duyệt của cơ quan; tuyên truyền, hướng dẫn CBCC, các tổ chức và ngươi dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần khi có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
Tại Kế hoạch, Thanh tra tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện đó là: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp Đẩy mạnh công tác truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong cán bộ, công chức và nhân dân bằng các hình thức thông tin tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử cơ quan; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo định hướng chung UBND tỉnh.
Đồng thời, phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, thực hiện phối hợp doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số; …
Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính quyền số; rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ (nếu có) khi ứng dụng công nghệ số. Cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ phụ trách CNTT của cơ quan theo khung chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ kiêm nhiệm về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
Cùng với đó, Thanh tra tỉnh Hoà Bình chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử Thanh tra tỉnh triển khai thực hiện, lồng ghép công tác cải cách hành chính của cơ quan thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước gắn liền với số hóa và cải cách thủ tục hành chính; chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra.
Văn phòng Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ tham mưu triển khai đầu tư đồng bộ từ hệ thống cơ sở hạ tầng đến hệ thống phần mềm an ninh Công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin mạng; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về bảo đảm an toàn thông tin mạng và ứng dụng phát triển công nghệ thông tin trong chuyển đổi số của cơ quan; xây dựng chuyên mục chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của cơ quan.