Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra:

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng

Thứ năm, 26/10/2023 14:44
(ThanhtraVietNam) - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng về ứng dụng công nghệ 4.0 cũng như đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 vào phòng, chống tham nhũng (PCTN) là nội dung đề tài khoa học cấp bộ của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng về ứng dụng công nghệ 4.0

Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) vừa tổ chức hội nghị đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học cấp bộ “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng” do TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, TS Cung Phi Hùng, Chủ nhiệm đề tài cho biết, với mục tiêu là đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật PCTN về ứng dụng công nghệ 4.0; đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 vào PCTN, trong Chương I, Đề tài đã nêu được một số khái niện cơ bản như: Khái niệm về PCTN; nguyên nhân, hậu quả tham nhũng; Khái niệm về ứng dụng công nghệ 4.0 về PCTN; khái niệm về công nghệ 4.0; khái niệm về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN; khái niệm về cơ sở dữ liệu; khái niệm về cơ sở dữ liệu quốc gia.

Chương I, đề tài cũng đã nêu ra nội dung ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN: ứng dụng trong phổ biến giáo dục PCTN; trong giám sát, trong công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình; trong kiểm soát xung đột lợi ích; trong cải cách hành chính; trong thanh toán không dùng tiền mặt; trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai, kiểm soát tài sản thu nhập; phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học cấp bộ “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng”. Ảnh: L.A

Bên cạnh đó, tại chương này đề tài cũng nêu ra được cơ hội và thách thức ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN; kinh nghiệm của quốc tế về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN.

Chương II, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về công nghệ thông tin làm cơ sở để ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và hoạt động PCTN theo phương pháp truyền thống làm cơ sở đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN.

Chương III, đề tài đã đề xuất được 2 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật PCTN theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0 và nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN: Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN; trong giám sát nhằm PCTN; trong công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình nhằm PCTN; trong kiểm soát xung đột lợi ích; trong cải cách hành chính nhằm PCTN; trong thanh toán không dùng tiền mặt; trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai, kiểm soát tài sản thu nhập và hoàn thiện pháp luật PCTN theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0 để toàn xã hội tham gia phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

Qua đó, Ban chủ nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc sửa đổi pháp luật PCTN và pháp luật liên quan theo nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật PCTN hướng ứng dụng công nghệ 4.0.

Đồng thời, kiến nghị Tổng Thanh tra ban hành dưới dạng quyết định hoặc thông tư ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào hoạt động thực tiễn PCTN ở Việt Nam;

Kiến nghị Tổng Thanh tra triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu và phần mềm phục vụ công tác PCTN; đầu tư kinh phí để xây dựng các cơ sở dữ liệu và phần mềm, đáp ứng yêu cầu PCTN bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, đáp ứng được yêu cầu xây dựng các cơ sở dữ liệu và phần mềm; tuyển dụng, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để phục vụ tác nghiệp PCTN trên môi trường công nghệ 4.0; tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, công chức, viên chức kiến thức về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN.

Nội dung nghiên cứu có tính mới về vấn đề nóng, được xã hội và dư luận quan tâm hiện nay

Cho ý kiến tại hội nghị, thành viên hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Đây là đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN, Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra được nội dung mới, khác và tại Thanh tra Chính phủ chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về nội dung này. Do đó, đây là vấn đề nóng, được quan tâm hiện nay nên đề tài có tính cấp thiết.

Đề tài có kết cấu phù hợp, mục tiêu đề tài cơ bản đánh giá và đã đưa ra các giải pháp thực hiện, các giải pháp đưa ra rất thực tế về các quy định của pháp luật về PCTN nên hoàn toàn có khả năng ứng dụng triển khai trong thực tế Việt Nam hiện nay.

leftcenterrightdel
TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT Chủ nhiệm đề tài. Ảnh: L.A

Tuy nhiên, các thành viên hội đồng cho rằng, nội dung nghiên cứu của đề tài là các biện pháp áp dụng công nghệ 4.0 trong PCTN nên đề tài cần tập trung nghiên cứu thêm về phần thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN tại Việt Nam để từ đó đưa ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Chương I: Điều chỉnh lại bố cục theo hướng, định nghĩa các khái niệm về 4.0, vai trò công nghệ 4.0 lên trước các khái niệm về PCTN. Chương II, tập trung vào thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN trong công khai minh bạch, thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát tài sản thu nhập và đánh giá hạn chế, kết quả đạt được; bổ sung thêm phần đánh giá về hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN Chương III, đưa ra các giải pháp trọng tâm, cụ thể để ứng dụng 4.0 trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; bổ sung thêm phần quan điểm, định hướng giải pháp. Các giải pháp cũng cần cụ thể hơn như tại văn bản pháp luật nào; quy định nào; thêm các giải pháp về tăng cường tuyên truyền công nghệ 4.0; tăng cường đội ngũ làm công tác công nghệ thông tin; tăng cường về cơ sở vật chất…

Với những kết quả đạt được, Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đồng ý đề tài được đưa ra nghiệm thu chính thức./.

Lan Anh
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra