Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng

Thứ hai, 20/05/2024 22:42
(ThanhtraVietNam) - Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, không ngừng, không nghỉ và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2024 của Chính phủ (Báo cáo) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV (ngày 20/5/2024) đã nêu toàn diện các mặt công tác đạt được trong thời gian qua, trong đó, có xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Ban hành 57 nghị định và 6 quyết định quy phạm pháp luật

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ:

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nhiều đổi mới, được tập trung nguồn lực thực hiện. Nghiêm túc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, hoàn thiện, trình Quốc hội các dự án luật tại Kỳ họp bất thường thứ 5. Cụ thể, đã thông qua 02 Luật, 02 Nghị quyết: Luật Đất đai 2024, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Nghị quyết số 111/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết số 112/2024/QH15 về sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Kỳ họp thứ 7 khóa XV, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Chính phủ tổ chức 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; tích cực ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành; trình Quốc hội cho phép một số luật có hiệu lực ngay trong tháng 7/2024; chủ động rà soát, kịp thời sửa đổi, ban hành nhiều quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Theo thống kê từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 57 nghị định và 6 quyết định quy phạm pháp luật.

Đồng thời, tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới; công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được triển khai tích cực. Tính đến 13/5/2024, có 54/56 địa phương thực hiện phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến sắp xếp 47 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 13 đơn vị; dự kiến sắp xếp 1.247 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 624 đơn vị.

Tiếp đó, thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, người nước ngoài. Tính trong 4 tháng đầu năm, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa 145 quy định kinh doanh; phân cấp giải quyết 61 thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa 179 TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư. Tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm từ năm 2021 đến nay là 2.866 quy định kinh doanh; phân cấp 206 TTHC; đơn giản hóa 763 TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư. Tất cả các bộ, ngành đã công bố tổng số 645 TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

Cùng với đó, giải pháp chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số được tăng cường, trong đó có việc xây dựng, vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng số, dịch vụ công trực tuyến. Đáng chú ý, "triển khai Đề án 06 đã mang lại kết quả tích cực và thay đổi có tính chất căn bản trong chuyển đổi số; cung cấp nhiều ứng dụng, tiện ích phục vụ doanh nghiệp và người dân, góp phần xây dựng xã hội văn minh, phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển KTXH. Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư đã được kết nối, chia sẻ với 18 bộ, ngành, 63 địa phươngĐến nay, đã cấp trên 86 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp, kích hoạt gần 54 triệu tài khoản và tiếp nhận hơn 1,5 tỷ yêu cầu xác thực thông tin. Ứng dụng VNeID được người dân hưởng ứng sử dụng với số lượng truy cập khoảng 29,3 triệu lượt/tháng; doanh nghiệp xác thực căn cước khoảng 500 nghìn lượt/tháng; 100% học sinh nộp hồ sơ và xét điểm ưu tiên thông qua dữ liệu dân cư", Báo cáo nêu.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa: Tuyengiao.vn

Xử lý nghiêm sai phạm với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Đáng chú ý, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ: Việc tổ chức triển khai Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, không ngừng, không nghỉ và đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là công tác thu hồi tài sản cho nhà nước, gắn công tác phòng, chống tham nhũng với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, đề nghị truy tố, đưa ra xét xử nhiều vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập...

Chú trọng kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

Để tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN trong thời gian tới, Chính phủ xác định 11 nhóm mục tiêu, giải pháp chủ yếu. Trong đó, liên quan đến nhóm giải pháp thứ (8) về hoàn hiện thể chế và thanh tra, phòng, chống tham nhũng, Chính phủ xác định, tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới quản lý công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, liêm chính, thực sự là công bộc của Nhân dân; triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 01/7/2024; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trong tháng 9/2024.

Đồng thời, hoàn thiện các chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm.

Triển khai đồng bộ các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng theo phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Tăng cường công khai, minh bạch trong thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh thi hành án dân sự, hành chính, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Trong đó, chú trọng thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế./.

T.A

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra