Nhiều quan điểm đồng tình với việc xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Thứ sáu, 05/06/2015 17:06
(ThanhtraVietnam) – Hôm qua 4/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (HKQT). Nhiều đại biểu cho rằng việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành là cần thiết điều này sẽ giảm tải cho Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; letter-spacing: -0.1pt; line-height: 115%;">Theo Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành là cần thiết, đã có một quá trình chuẩn bị và thời gian để hoàn thành rất dài. Vị trí của Long Thành thuận lợi về nhiều mặt, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối đã và đang được đầu tư, trong đó trục lộ giao thông chính cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây vừa đưa vào khai thác.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Dự kiến đến năm 2025 giai đoạn 1 của Dự án mới hoàn thành, đưa vào khai thác, khi đó Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đã quá tải, do vậy, Dự án sẽ giúp giảm tải cho Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, nên việc tiến hành đầu tư tại thời điểm này là phù hợp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Đồng thời, trong quá trình triển khai xây dựng Cảng HKQT Long Thành, cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp theo quy hoạch để bảo đảm đáp ứng nhu cầu phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, khai thác có hiệu quả Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 Dự án với mục đích giảm tải cho Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sẽ đầu tư giai đoạn 2, giai đoạn 3 với quy mô công suất lớn hơn. Sau này, căn cứ tình hình thực tế, sẽ có phương án điều chỉnh quy hoạch phù hợp với nhu cầu khai thác, sử dụng hai Cảng hàng không này.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2015_6/nhieuquandiem.bmp" width="500px"></div><div style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#0070c0">Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu trước Quốc hội</font></div></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Phát biểu tại hội trường đại biểu Dương Trung Quốc - Đồng Nai cho rằng, trước hết phải nhận thấy xã hội đang ở trong một tâm thế <i>"hội chứng mất lòng tin"</i>. Rõ ràng, với những gì đã trải qua từ Vinashine, Vinaline, những dự án rất lớn mà đắp chiếu, những lãng phí không nhỏ v.v... Nên bất kỳ một dự án nào đưa ra thì câu hỏi đầu tiên của người dân là có thất thoát không? Có lãng phí không? Có lợi ích nhóm không? Cách nhìn ấy có yếu tố thực tế, có thể giúp cho chúng ta cảnh giác, chúng ta nghiêm túc, nghiêm khắc hơn để điều chỉnh lại. Nhưng đồng thời nó có thể tạo ra một lực cản để phát triển một cách bền vững.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Mặt khác: <i>“Một bài học lịch sử là bản thân sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay được người Pháp xây dựng và được người Mỹ phát triển trong thời kỳ chiến tranh, đã từng là một trong những sân bay lớn nhất ở khu vực, có năng lực sử dụng rất cao. Nhưng chỉ trong mấy chục năm qua chúng ta đã thu hẹp nó như thế nào? Chúng ta đã quy hoạch xây dựng một cách không phù hợp với không gian của hàng không như thế nào? Để ngày hôm nay chúng ta bị chật chội, chúng ta phải tìm những cách thức khác. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng việc nhìn nhận dự án sân bay Long Thành phải được đặt trong tầm nhìn lâu dài, phải vượt qua được hiện thực trước mắt.”</i> Đại biểu này phát biểu.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Hiện nay các đại biểu Quốc hội có 2 luồng ý kiến khác nhau: ủng hộ và không ủng hộ. Đại biểu Dương Trung Quốc đặt đặt câu hỏi, <i>“tại sao chúng ta không có những cơ quan tư vấn độc lập, có đủ sức thuyết phục thì người dân mới yên lòng. Các nhà khoa học có ý kiến khác nhau mới tâm phục, khẩu phục để chúng ta có sự đồng thuận cao. Cứ kéo dài tình trạng này thì không phải dự án Long Thành mà rất nhiều dự án khác cũng rơi vào tình trạng mà không ai biết câu trả lời cuối cùng như thế nào cho đúng.” Theo vị đại biểu này thì: “cứ để làm và sẽ phân tích cho kỹ, tìm ra phương án tốt nhất để có thực hiện một cách có hiệu quả nhất, an dân nhất, làm người dân tin tưởng. Những phương án, mong muốn như mở rộng Biên Hòa, Tân Sơn Nhất rõ ràng nó vẫn là tầm nhìn rất ngắn. Chúng ta sẽ phải trả giá theo cấp số nhân nếu chúng ta làm chậm.”<o:p></o:p></i></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Liên quan đến ý kiến mở rộng sân ban Tân Sơn Nhất, đại biểu Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh trả lời ngay trước Quốc hội, quan điểm của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất mà phải xây dựng sân bay Long Thành. Vì, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong nội thành mà xung quanh là dân cư. Vê lâu dài không thể có một sân bay quốc tế nằm trong khu dân cư. Bên cạnh đó, nếu mở rộng thì khả năng đền bù, giải tỏa, tái định cư là bất khả thi. Mặt khác, theo quy hoạch thì vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh không có quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Với các lý do đó thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ phải xây dựng sân bay Long Thành để giải quyết quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất, mà thành phố Hồ Chí Minh thấy hiện nay rất bức xúc.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold">Về chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, đại biểu Trần Du Lịch hoàn hoàn ủng hộ và cho rằng, việc xây dựng sân bay Long Thành, chưa bàn đến chi tiết mà dự án khả thi sẽ tính, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội. Nhưng trước mắt, <i>“nếu làm chậm, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải, không kịp trở tay”</i>./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="IT" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;;letter-spacing:-.1pt;mso-ansi-language:IT; mso-bidi-font-weight:bold"><b>Quang Vững</b></span></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra