Đánh giá các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có nhiều ưu điểm, khắc phục hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật cũ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn thi hành cho thấy, có một số quy định không khả thi, không phù hợp, chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, dẫn đến áp dụng không đúng, thậm chí có những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo và cả những vướng mắc, bất cập khác.
Điều 30 quy định Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) gồm: (1) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát TSTN của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. (2) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm TSTN của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức.
Thực tế hiện nay tại NHNN Chi nhánh (CN) tỉnh, thành phố là đơn vị thuộc quản lý của NHNN Việt Nam, Giám đốc NHNN CN có hệ số trên 0,9 nên thuộc Thanh tra Chính phủ kiểm soát, còn Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh có hệ số dưới 0,9, theo NHNN hướng dẫn là thuộc NHNN kiểm soát.
Tuy nhiên, một số Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy đang thực hiện kiểm soát (đưa vào danh sách đối tượng được bốc thăm lựa chọn xác minh TSTN) đối với Phó Giám đốc NHNN CN tỉnh, thành phố.
Nên cần có hướng dẫn cụ thể để xác định Cơ quan Kiểm soát TSTN có trách nhiệm kiểm soát TSTN đối với trường hợp này.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 36 quy định "Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về TSTN trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên…trừ trường hợp đã kê khai hằng năm.
Thực tế thực hiện, các cơ quan, đơn vị rất khó để xác định đối tượng có nghĩa vụ kê khai TSTN bổ sung để lập danh sách yêu cầu kê khai hằng năm, việc kê khai phụ thuộc vào ý thức tự giác của người kê khai.
Ngoài ra, khó xác định cụ thể giá trị của từng loại cổ phiếu vì giá trị cổ phiều và các giao dịch biến động theo ngày; khó xác minh đối với tài sản (tiền mặt, vàng) cất giữ tại nhà của người được xác minh; khó xác minh đối với tài sản, thu nhập ở nước ngoài; khó xác minh đối với tài sản, thu nhập nhờ đứng tên hộ. Do đó, đề nghị rà soát, bổ sung quy định để khắc phục vướng mắc.
![left](/image/images/left.png) ![center](/image/images/center.png) ![right](/image/images/right.png) ![del](/images/red-error_16px.gif) |
![](https://file.thanhtravietnam.vn/data/0/images/2025/02/10/upload_2111/thanh-tra-giam-sat-ngan-hang-chong-tham-nhung-thai-minh.jpg?dpi=150&quality=100&w=780) |
Đại diện NHNN báo cáo tình hình thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng với Thanh tra Chính phủ. Ảnh: NT |
Về một số quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể, gây khó khăn trong thi hành, NHNN đã liệt kê một số nội dung như sau:
Điều 40 quy định về theo dõi biến động TSTN như sau: Cơ quan kiểm soát TSTN theo dõi biến động của người của nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác.
Theo NHNN, chưa quy định cụ thể nhiệm vụ của Cơ quan kiểm soát TSTN trong việc theo dõi biến động của người có nghĩa vụ kê khai TSTN và đề nghị quy định hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ Cơ quan KSTSTN cần thực hiện khi thực hiện theo dõi biến động TSTN.
Điều 43 quy định Nội dung xác minh TSTN gồm: Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
NHNN cho rằng, chưa quy định cụ thể phạm vi TSTN được xác mình là những TSTN nêu tại bản kê khai hay tất cả những TSTN thuộc sở hữu của người được xác minh nhưng chưa thực hiện kê khai; chưa quy định cụ thể cơ sở để xem xét, đánh giá, kết luận tính trung thực hay không trung thực.
Do đó, đề nghị sửa đổi quy định theo hưởng quy định cụ thể tại Luật hoặc văn bản hướng dẫn thi hành cơ sở, tiêu chí đánh giá tính trung thực không thực thực của bản kê khai và phạm vi đánh giá (bao gồm những TSTN không được nêu tại bản kê khai).
Điều 44 quy định về trình tự xác mình TSTN, chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành xác mình TSTN; chưa quy định cụ thể phạm vi yêu cầu cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp thực hiện xác minh; chưa quy định, hướng dẫn nguồn chi phí thuê cơ quan chuyên môn định giá khi cơ quan tiến hành xác minh đề nghị thẩm định giá, do đó, cần rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành xác minh./.