Kỳ |
|
Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quochoi.vn) |
Phát biểu tại phiên họp sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Thành Nam Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ bày tỏ tán thành với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Đồng thời đồng tình với những giải pháp của Chính phủ đã nêu trong báo cáo.
Quan tâm tới vấn đề sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thành Nam cho biết, hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vẫn chưa theo kịp nhu cầu, tiềm năng và cơ hội của đời sống kinh tế - xã hội; đặt ra vấn đề lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó có sự chuyển biến chậm ở một số ngành, lĩnh vực trong việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là tài sản cộng của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn các địa phương.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam đề nghị các bộ, ngành tiếp tục xem xét, giải quyết tạo điều kiện nhanh nhất cho các địa phương được thuận lợi khai thác các quỹ đất trong phạm vi chỉ tiêu đã được phân bố; sớm chuyển giao các cơ sở nhà, đất do bộ, ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vị trí đã đế hoang hưu hàng chục năm, trong đó có những vị trí đất của các bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
|
|
Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra trách nhiệm về công vụ tại một số bộ, ngành địa phương. (Ảnh: PV) |
Về đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, đại biểu tỉnh Phú Thọ đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc xây dựng các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công; việc thành lập và hoạt động của các Trung tâm phục vụ hành chính công. Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục hành chính ở một số cơ quan vẫn còn tình trạng kéo dài, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, nhất là trong quá trình phối hợp, trao đổi, lấy ý kiến khi giải quyết thủ tục hành chính giữa các bộ, ngành.
Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tăng cường giám sát, kiểm tra chuyên đề về giải quyết thủ tục hành chính để tạo sự lan truyền mạnh mẽ về đổi mới, cải cách từ Trung ương đến địa phương; thực hiện đúng, đủ, nghiêm túc các quy định, nguyên tắc và thực hiện thủ tục hành chính. Thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp”.