CƠ SỞ SẢN XUẤT NGHIỀN MÙN CƯA PHẠM VĂN NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GẮN VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Thứ ba, 29/09/2020 14:22

Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng, nhiều năm qua đã trở thành động lực quan trọng khơi dậy ý thức tự lực, vượt khó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên quê hương của người con xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai. Từ trong phong trào nổi lên nhiều tấm gương xã viên, hội viên Phạm Văn Năm xã Tuyết Nghĩa là một điển hình.  

Nhắc đến xã viên Phạm Văn Năm ở gò Ô Giang, xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai, Hà Nội nhiều người dân, xã viên trong xã đều khâm phục ý chí vượt khó, vươn lên và tư duy làm kinh tế hợp thời của ông. Vốn tính người hiền lành, thật thà, chất phác, “ăn sóng, nói gió” không chịu khuất phục trước nắng gió khổ ải, sau quãng thời gian dài tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu vào năm 2019 ông quyết định thuê đất tại địa phương để sản xuất nông nghiệp, làm bãi đổ vật liệu xây dựng, sản xuất gỗ nghiền mùn cưa trên địa bàn xã Tuyết Nghĩa với lĩnh vực chính sản xuất, chế biến gỗ thành mùn cưa với mong muốn cống hiến, thúc đẩy phát triển kinh tế tại phương.

Được biết, xuyên suốt quá trình xây dựng nhà xưởng đến khi đi vào hoạt động ổn định cho đến nay, cơ sở sản xuất của ông Năm luôn chấp hành các quy định từ công tác xây dựng công trình theo mốc giới và diện tích đất được chính quyền địa giao thuê khoán. Điều này đã được hàng xóm, chính quyền địa phương đánh giá ghi nhận cao, chưa dừng lại ở đó khi biết chủ trương của chính quyền xã Tuyết Nghĩa xây dựng phong trào nông thôn mới ông và gia đình đã ủng hộ công sức và tiền của để địa phương hoàn thành đúng mục tiêu đề ra. Hàng năm cơ sở sản xuất của ông cũng đóng góp rất lớn cho ngân sách tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân, đóng góp công tác từ thiện an sinh xã hội trên địa bàn được người dân, chính quyền ghi nhận.

Bên cạnh đó, nhận thức được trách nhiệm, ý nghĩa của việc doanh nghiệp chung tay cùng cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường (BVMT), các doanh nghiệp trong nước ngày càng xem việc xanh hóa là chiến lược kinh doanh, vừa giúp thúc đẩy quá trình kinh doanh, vừa đảm bảo trách nhiệm với xã hội. Không đứng ngoài xu thế của đất nước, cơ sở sản xuất, chế biến gỗ của ông Năm cũng đang trong quá trình chuyển biến tích cực để trở thành một doanh nghiệp xanh, góp phần BVMT và mang đến lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Minh chứng rõ nhất có thể nhận thấy là trong quá trình sản xuất, qua các đợt kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của chính quyền địa phương đều ghi nhận sự cố gắng của đơn vị trong sản xuất gắn với BVMT và không ảnh hưởng môi trường đến khu dân cư. Hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm của cơ sở không những không ảnh hưởng đến môi trường và mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, hợp lý được các tối tác tin tưởng tìm đến và đón nhận cao trên thị trường. Ngoài ra, cơ sở cũng cam kết với trách nhiệm sản xuất luôn đi đôi với công tác BVMT cho cộng đồng, bảo đảm giữ vững môi trường tốt nhất cho nguồn nguyên liệu tái tạo và chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho mọi người lao động. Dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID - 19, song được sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương, sự ủng hộ của các đối tác cở sở sản xuất gỗ thành mùn cưa của ông Năm sẽ vượt qua tất cả để ngày càng đóng góp hơn nữa vào sự phát triển chung tại địa phương.

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 kiến tạo và khởi nghiệp, luôn kêu gọi hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Rất mong các cơ quan ban ngành địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất chế biến gỗ của ông Phạm Văn Năm yên tâm sản xuất phát triển thương hiệu sản phẩm, để ngày càng tạo ra công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương, đóng góp an sinh xã hội.

PV

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra