Điện hạt nhân ở Ninh Thuận - nguồn lực để phát triển đất nước

Thứ hai, 09/12/2024 19:30
(ThanhtraVietNam) - Việc tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận sẽ đa dạng nguồn cung và dịch chuyển năng lượng xanh; là cơ hội để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển đất nước.

"Gặt hái" thành quả từ chuyển đổi số - Tạp chí Thanh tra tự tin hướng về phía trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh được phân công thêm nhiệm vụ mới

Báo Thanh tra triển khai đồng bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Vụ Hợp tác quốc tế đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Công tác Đảng - Nền tảng cho những bước tiến vững chắc của Tạp chí Thanh tra

Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con số

11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế xã hội

Sau khoảng 8 năm dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết 31/2016/QH14 của Quốc hội, mới đây ngày 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết với chủ trương tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, bên cạnh đó cũng cho nghiên cứu các chương trình phát triển điện hạt nhân.

leftcenterrightdel
Vị trí quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: nhandan.vn)

Phải hoàn thiện thể chế pháp luật

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 diễn ra chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời nội dung câu hỏi của phóng viên về việc tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, rà soát, báo cáo lên Chính phủ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở được sự đồng ý về mặt chủ trương của Trung ương và gần đây Quốc hội cũng đã thống nhất nội dung này.

Theo ông, việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế pháp luật. Trong đó, việc Quốc hội thông qua Luật Điện lực sửa đổi có nội dung liên quan đến việc phát triển điện hạt nhân. Mặt khác, Chính phủ đã thông qua dự kiến và sẽ báo cáo Quốc hội về việc sửa đổi Luật về năng lượng nguyên tử, đây cũng nội dung liên quan đến công nghệ và vấn đề an toàn trong phát triển điện hạt nhân. Bên cạnh đó, còn có các hệ thống pháp luật khác liên quan đến đầu tư, xây dựng, an toàn, bảo vệ môi trường… Như vậy, hành lang pháp lý đã cơ bản đầy đủ để triển khai Dự án.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân do đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và một Phó Trưởng ban là Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên gồm các Bộ trưởng các ngành có liên quan.

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trả lời tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)

Đồng thời, thành lập Tổ công tác thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và dự kiến sẽ gồm đại diện của các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học về phát triển điện hạt nhân. Tổ trưởng Tổ công tác sẽ là Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Để có thể triển khai được Dự án, Bộ Công Thương sẽ sớm trình các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điện VIII. Đây là một cơ sở pháp lý cơ bản trong vấn đề cụ thể hóa chủ trương của Quốc hội, của Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ.

3 lợi ích lớn khi triển khai Dự án

Liên quan đến câu hỏi về lợi ích lớn nhất khi triển khai lại Dự án, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chúng ta có rất nhiều lợi ích nhưng tựu chung lại, có 3 lợi ích. Cụ thể:

Thứ nhất, chúng ta tạo được nguồn năng lượng nền, sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn kép hiện nay trong xu thế phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Nếu không có năng lượng nền để đáp ứng, phục vụ, cân đối lại nguồn điện thì rất nguy hiểm. Do đó, với sự phát triển của điện hạt nhân cùng với các nguồn điện xanh, sạch khác, đây là điều kiện tốt đảm bảo lợi ích liên quan đến an ninh năng lượng cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn kép vừa là nền, vừa xanh sạch.

Thứ hai, có một nguồn năng lượng an toàn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, không chỉ ở Ninh Thuận mà còn vùng xung quanh và đáp ứng nhu cầu toàn quốc. Thậm chí, tương lai với sự phát triển mạnh về năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sạch, chúng ta còn hướng tới xuất khẩu.

Thứ ba, tạo động lực để chúng ta có một nền công nghệ, khoa học cao, đặc biệt là khoa học năng lượng nguyên tử. Đây là khoa học nền tảng và tương lai còn phát triển, kéo theo cả một ngành công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cao để phát triển đất nước.

Phải nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn

Mới đây, ngày 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận, trong đó có nội dung về quá trình triển khai chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Ninh Thuận đã đạt được trong thời gian qua.

Về một số vướng mắc các dự án điện gió, điện mặt trời hiện nay, Tổng Bí thư đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương phải nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, vướng mắc, để thúc đẩy sự phát triển các dự án năng lượng của quốc gia nói chung, trong đó có các dự án năng lượng ở Ninh Thuận.

leftcenterrightdel
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc tại tỉnh Ninh Thuận trong đó có nội dung về quá trình triển khai chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trên thế giới hiện nay, điện hạt nhân ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm lựa chọn và tiếp tục phát triển. Trong lịch sử có một số sự cố về các nhà máy điện hạt nhân nhưng xét về xác suất là vô cùng thấp. Hơn nữa, những công nghệ hạt nhân hiện nay đã tiến bộ rất xa, trải qua rất nhiều thế hệ mới so với những công nghệ cũ trước đây.

Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam hết sức cấp thiết được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao. Việc phát triển nguồn điện hạt nhân sẽ giúp đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh. Cùng với đó, là cơ hội để nước ta phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân toàn cầu.

Chính vì vậy, Tổng Bí thư mong muốn, người dân Ninh Thuận và các địa phương lân cận chia sẻ, dành nguồn lực để phát triển dự án năng lượng phục vụ sự phát triển cho cả nước, chắc chắn sẽ phải được tái phân phối, thụ hưởng những thành quả xứng đáng của sự phát triển. Đảng và Nhà nước sẽ đảm bảo lựa chọn những công nghệ hạt nhân tốt nhất, đối tác tư vấn tốt nhất, đào tạo nhân lực quản lý tốt nhất để vận hành an toàn và hiệu quả dự án năng lượng này của quốc gia.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009, xác định quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tổng diện tích quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 là 1.642,22 ha, ảnh hưởng, tác động đến gần 4.000 người/1.100 hộ.

Ngày 26/11/2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2016/QH14 dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với chủ trương tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, bên cạnh đó cũng cho nghiên cứu các chương trình phát triển điện hạt nhân.

Sau khi có chủ trương tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận đã tuyên truyền đến nhân dân hiểu rõ hơn và cơ bản người dân ủng hộ, đồng thuận cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước.


Hoàng Minh (t/h)

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra