<!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning/>
<w:ValidateAgainstSchemas/>
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables/>
<w:SnapToGridInCell/>
<w:WrapTextWithPunct/>
<w:UseAsianBreakRules/>
<w:DontGrowAutofit/>
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]-->
<p class="MsoNormal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Mục đích
không thay đổi, sao lại thay đổi hình thức ?</span></b></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Cho đến
trước ngày 23.9 (buổi giải trình với thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục -
Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội), các lãnh đạo của Bộ GD-ĐT đều
cho rằng một kỳ thi quốc gia diễn ra vào năm 2015 nhằm vào 2 mục đích là vừa
xét tốt nghiệp THPT vừa làm cơ sở để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Tất cả
mọi sự chuẩn bị đều nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu này. Chẳng hạn, đối với đề thi,
ngay trong buổi công bố chọn phương án cho một kỳ thi quốc gia, trả lời báo
chí, các lãnh đạo Bộ đều cho rằng sẽ tổ chức đề thi theo định dạng của đề thi
tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu
hết thí sinh vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công
tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Thế nhưng,
ngày 23.9 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận lại cho rằng: “Chúng tôi tổ chức kỳ
thi quốc gia chứ không phải gộp hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh làm một”.
Trong buổi làm việc này, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục
- Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi
khẳng định kỳ thi này chỉ bắt buộc với mục đích tốt nghiệp THPT chứ không bắt buộc
với tuyển sinh ĐH nên các trường có theo thì cũng là tự nguyện và tự chủ của
họ”.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Nếu mục
đích của kỳ thi này không thay đổi (ít ra là so với năm 2014) vậy sao phải phân
thành 2 loại cụm thi làm gì?</span></p>
<p class="MsoNormal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Vẫn là
nhiệm vụ của địa phương</span></b></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Nếu theo
đúng phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và ông Đào Trọng Thi về mục đích của
một kỳ thi chung quốc gia sắp tới thì nhiệm vụ chính của kỳ thi này phải là của
các sở GD-ĐT. Vì thế nên tổ chức ở các địa phương.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Tại hội
nghị triển khai kỳ thi giữa Bộ với các trường ĐH, CĐ và sở GD-ĐT khu vực phía
bắc, đại diện Sở GD-ĐT Bắc Ninh đề xuất mỗi tỉnh lập một ban chỉ đạo thi, thành
phần gồm lãnh đạo các trường ĐH, lãnh đạo các sở GD-ĐT, đặc biệt là sử dụng
được đội ngũ giáo viên giỏi các trường THPT phối hợp với giảng viên các trường
ĐH xen kẽ ở tất cả các khâu, làm việc dưới sự chỉ đạo thống nhất của ban chỉ
đạo thi. Như vậy sẽ đảm bảo được tính công bằng, nghiêm túc, sử dụng tối ưu
những giáo viên có năng lực chuyên môn. Không phải trường ĐH nào cũng có giáo
viên giỏi. Nhiều trường phải thuê giáo viên, sinh viên... coi thi, chấm thi.
Trong khi đó các trường THPT có những giáo viên rất tốt mà không được sử dụng.
Tự nhiên có cảm giác bị... bỏ rơi.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Cũng tại
hội nghị này, ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai, đề nghị Bộ cần
phải nghiên cứu để làm sao phát huy đầy đủ trách nhiệm cả trường ĐH, địa
phương, nhân dân, lực lượng cán bộ quản lý giáo viên của các cơ sở tham gia làm
thi. Về lâu dài thì không thể duy trì hình thức các trường ĐH đảm nhiệm, tỉnh
đứng ngoài cuộc. Ông Ninh đề xuất: “Nên để mỗi tỉnh một cụm thi. Các trường ĐH
vẫn chủ trì, chẳng hạn chủ tịch hội đồng in sao đề thi, chủ tịch các hội đồng
coi thi, phó chủ tịch hội đồng phụ trách việc điều hành quy chế thi... là
trường ĐH. Còn phó chủ tịch hội đồng lo về an ninh, cơ sở vật chất thì địa
phương làm. Lực lượng coi thi thì một nửa của trường ĐH, còn một nửa là địa
phương”.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Trên trang
mạng cá nhân, ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường,
cũng nêu quan điểm: Nếu Bộ phân biệt ra 2 loại cụm thi thì đó là sai lầm lớn.
Không nên và không thể phân biệt các cụm thi. Ông Hà đề nghị Bộ nên sửa lại
ngay: chỉ có một loại cụm thi duy nhất do Bộ trực tiếp chỉ đạo.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">“Nếu cụm
thi trong mô hình thi lần này được hiểu là các em sẽ phải đi đến một nơi xa để
thi giống như thi ĐH trước đây, thì theo tôi là sai hoàn toàn. Một trong các
điều kiện quan trọng của kỳ thi quốc gia mới này là không để cho các em học
sinh phải đi xa để thi. Các em sẽ phải được thi ngay trong địa phương của mình,
thậm chí ngay trong quận, huyện của mình. Nếu suy nghĩ là có thể cho các học
sinh đi xa và rồi phân thành 2 loại cụm thi theo khoảng cách thì sai ngay từ
đầu”, ông Hà nêu rõ.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Ông Nguyễn
Tiến Hưng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho rằng địa phương chủ trì cũng
hoàn toàn có thể làm nghiêm túc và kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm đầu tiên thực
hiện “2 không” đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn làm thì các
địa phương phải chịu trách nhiệm thực sự, phải chấp nhận đương đầu với tiêu
cực, với những áp lực về kết quả và phải có xử lý nghiêm khắc với những địa
phương có kết quả không phản ánh đúng thực chất. “Lâu nay Bộ vẫn nói chấm thẩm
định và xử lý nếu thấy kết quả sai lệch nhưng thực tế không trường hợp nào bị
xử lý trong khi kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nào cũng khiến dư luận nghi
ngờ”, ông Hưng nói.</span></p>
<p class="MsoNormal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Một kỳ thi,
sao lại phân biệt kết quả ?</span></b></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Cũng trong
buổi giải trình với thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Phạm Vũ Luận khẳng định: “Cụm thi sẽ bố trí
theo hình thức liên tỉnh chứ không phải liên huyện và cả nước ước tính sẽ có
khoảng 20 cụm thi do các trường ĐH chủ trì do chưa thể tổ chức mỗi địa phương
có một cụm thi”.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2014_9/thisinh.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><span style="color:#595959">Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch</span></div>Việc có 2
loại cụm thi kèm theo sự phân biệt rõ ràng của Bộ: Các trường đăng ký sử dụng
kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh ĐH thì chỉ được tuyển học sinh tham gia
thi ở cụm thi do trường ĐH chủ trì. Còn những học sinh (xác định chỉ thi để
công nhận tốt nghiệp THPT) dự thi ở cụm do sở GD-ĐT chủ trì thì chỉ có thể vào
ĐH ở những trường thi hoặc xét tuyển sinh riêng.</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Ngay lập
tức, có ý kiến cho rằng Bộ đang khẳng định năm 2015 chỉ có một kỳ thi THPT quốc
gia tại sao lại chia thành 2 loại cụm thi và thừa nhận kết quả cụm thi này mà
không thừa nhận kết quả của kỳ thi kia trong quá trình xét tuyển sinh ĐH? Việc
phân biệt kết quả như vậy phải chăng chính Bộ đang thừa nhận hoặc chấp nhận sự
không nghiêm túc ở cụm thi do địa phương chủ trì?</span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Ngoài ra,
tuy chưa quyết định chính thức nhưng chủ trương của Bộ là ở nơi nào đã có cụm
thi do trường ĐH chủ trì thì sẽ không có cụm thi do địa phương nữa để không bị
phân tán nguồn lực tổ chức thi. Vì thế, lo lắng của một học sinh lớp 12 ở huyện
Thạch Thất, Hà Nội là có cơ sở. Học sinh này cho biết: “Trường em cũng nhiều
bạn chỉ xác định thi tốt nghiệp THPT rồi đi học nghề. Nếu Hà Nội có cụm thi do
trường ĐH chủ trì và không có cụm thi địa phương nữa thì học sinh Hà Nội chỉ
muốn thi lấy bằng tốt nghiệp THPT phải đi sang tỉnh khác dự thi hay sao?”.</span></p>
<p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Theo Tuệ
Nguyễn - Lê Đăng Ngọc</span></i></p><i>
</i><p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Tiền Phong</span></i></p>
<!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]-->