Nhiều dịch bệnh đang đe dọa an ninh y tế toàn cầu

Thứ bảy, 20/09/2014 00:08
(ThanhtraVietnam) – Bệnh truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm mới nổi đang tiếp tục đe dọa sự phát triển bền vững, gây trở ngại cho phát triển kinh tế, đồng thời cũng tạo áp lực cho hệ thống y tế của nhiều nước thành viên ASEAN. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm sởi, sốt rét, dại, cúm A (H5N1), cúm A (H7N9), Mers-Cov, dịch bệnh do vi rút Ebola đang gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế và đe dọa an ninh y tế toàn cầu.
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tại Hội thảo bên lề Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 về phòng chống các bệnh truyển nhiễm mới nổi, ngày 17/9, hơn 100 đại biểu đã được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phòng chống một số dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi như dịch bệnh do vi rút Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9), sốt rét kháng thuốc; an ninh y tế toàn cầu - thực trạng và phát triển trong thời gian tới; đánh giá thực trạng quá trình triển khai Chiến lược Phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi Châu Á Thái Bình Dương (APSED) cũng như các hoạt động ứng phó với các tình trạng khẩn cấp.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><br></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Phát biểu tại Hội thảo, ông Takeshi Kasai, Giám đốc quản lý các chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết, những năm gần đây, khu vực này được coi là nơi dễ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1, H5N6, Ebola… Đến thời điểm này, sốt xuất huyết do virus Ebola không còn là bệnh của khu vực châu Phi mà đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Dịch Ebola bùng phát tại châu Phi đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Từ đầu năm đến nay, châu lục này đã ghi nhận 4.422 ca mắc Ebola, trong đó 2.261 người tử vong. Theo ông Kasai, tỉ lệ tử vong do căn bệnh nguy hiểm Ebola có thể từ 24%-89%, tùy từng vùng. Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng nguy cơ là hoàn toàn có thể. Ngoài Ebola, Việt Nam còn đang đứng trước nguy cơ bị dịch cúm gia cầm H7N9 xâm nhập từ quốc gia láng giềng Trung Quốc.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><br></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Bà Wang Lili, đại diện Cơ quan Kiểm soát phòng chống bệnh dịch thuộc Bộ Y tế Trung Quốc, báo động dịch cúm A/H7N9 vẫn xuất hiện rải rác tại các hộ gia đình ở nhiều địa phương của nước này. Tỉ lệ tử vong do dịch cúm A/H7N9 chiếm tới gần 40% số ca mắc trong số hơn 80% người có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay môi trường tương tự trước khi khởi phát bệnh. Cũng theo bà Wang, sự lây lan của virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc được ghi nhận chủ yếu từ chợ bán buôn sang chợ bán lẻ gia cầm sống, sau đó lây truyền tới người. Các nhà khoa học vẫn đang phân tích khả năng biến thể cũng như phương thức lây truyền của chủng virus này.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><br></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất rằng, các nước ASEAN cần tiếp tục đoàn kết, tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi; thúc đẩy sự phối hợp liên ngành; hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi./.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align: justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><br></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-bottom:0in;margin-bottom:.0001pt; text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">K. Dung<o:p></o:p></span></b></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra