Phụ nữ BSR và vai trò trong chuyển đổi số: Từ nền tảng đến tương lai

Thứ bảy, 19/10/2024 08:04
(ThanhtraVietNam) - Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt và tốc độ thích ứng cao như năng lượng và dầu khí. Trong bối cảnh đó, BSR (Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn) đang tiên phong trong hành trình này với mục tiêu tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao năng suất và tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp. Đặc biệt, với 222 phụ nữ trong tổng số hơn 1500 CBCNV BSR đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, họ không chỉ là những người lao động cần mẫn mà còn là những nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy và làm chủ các sáng kiến số hóa.

Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật tại BSR

Từ trước đến nay, ngành dầu khí thường được xem là lĩnh vực nam giới chiếm ưu thế, tuy nhiên, tại BSR, phụ nữ đang ngày càng khẳng định vị trí của mình không chỉ trong các lĩnh vực quản lý, mà còn trong công tác kỹ thuật và công nghệ. Những phụ nữ này không chỉ tham gia vào các dự án chuyển đổi số mà còn nắm giữ những vai trò quan trọng như quản lý công nghệ, quản lý dự án, quản lý chất lượng và an toàn, quản lý dữ liệu tại các Ban chuyên môn: Vận hành Sản xuất, Điều độ Sản xuất, Quản lý Chất lượng, Nghiên cứu Phát triển, An toàn Môi trường… của BSR.

Sự thành công của chuyển đổi số tại BSR không thể tách rời vai trò của phụ nữ. Họ đã và đang xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi từng ngày. Từ những vai trò nhỏ nhất trong một mắt xích thực cho đến việc tham gia các dự án lớn, phụ nữ BSR đang đóng góp quan trọng vào việc đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trên con đường số hóa.

Trong tương lai, phụ nữ tại BSR sẽ tiếp tục đảm nhận những vai trò quan trọng hơn nữa trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (ML) và các nền tảng quản lý sản xuất thông minh. Họ không chỉ dừng lại ở việc tham gia vào thực thi các quy trình nghiệp vụ hàng ngày, mà họ còn đóng vai trò định hình và phát triển các chiến lược dài hạn cho BSR, nhằm đảm bảo công ty luôn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số.

leftcenterrightdel
Phụ nữ BSR đang chủ động trong việc ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành và sản xuất, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp 

Trong 2 năm từ khi quá trình chuyển đổi số được đưa vào thực hiện tại BSR (từ năm 2022 đến nay), phụ nữ BSR đã nhanh nhẹn nhắm bắt, học hỏi và chủ động thích ứng chuyển đổi số với việc sử dụng chữ ký điện tử, hoá đơn điện tử và phát triển các ứng dụng của BSR. Việc sử dụng chữ ký điện tử (có 2 loại được thế giới và Việt Nam công nhận cấp phép) giúp các công việc cần có chữ ký được thực hiện nhanh chóng thông qua các ứng dụng có thể hoạt động trên các thiết bị di động thông minh và máy tính bảng… Các ứng dụng do BSR phát triển giúp Công ty có thể nhanh chóng cung cấp các dịch vụ như: cung cấp thông tin của BSR; quản lý đơn hàng; hợp đồng; thanh toán; quản lý đăng ký nhà thầu làm việc và quản lý đăng ký phòng họp…

Bên cạnh đó, không ít sáng kiến được do phụ nữ BSR nghiên cứu và sáng tạo dựa trên quá trình khai thác hiệu quả các giá trị mà chuyển đổi số mang lại đang được áp dụng thành công, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao an toàn lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm. Sự sáng tạo của họ đã đóng góp quan trọng vào việc định hình tương lai của doanh nghiệp trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.

Ngoài ra, khả năng giao tiếp và kết nối tốt cũng giúp phụ nữ làm việc hiệu quả hơn trong môi trường đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ phận. Họ không chỉ đảm bảo công việc nội bộ diễn ra suôn sẻ mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong các lĩnh vực: Thương mại Dịch vụ và Kinh doanh, Kế toán…, nơi tính chất công việc yêu cầu sự chính xác, chuyên nghiệp và tốc độ trong việc xử lý thông tin. Với tinh thần trách nhiệm cao, phụ nữ đã đóng góp to lớn vào việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời mang lại sự ổn định và phát triển cho doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số đầy thách thức và cơ hội.

Đóng góp vào các giá trị cốt lõi của BSR

Trong quá trình chuyển đổi số tại BSR, phụ nữ đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao và củng cố 5 giá trị cốt lõi của công ty: “Chính trực – Chuyên nghiệp – Đoàn kết – Sáng tạo – Hiệu quả”. Khả năng làm chủ các công nghệ mới, sử dụng thành thạo phần mềm và công cụ kỹ thuật số đã giúp phụ nữ tại BSR thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Từ các nhiệm vụ liên quan đến quản lý dữ liệu, sản xuất, đến giám sát chất lượng, giám sát an toàn và bảo dưỡng, họ luôn đáp ứng được yêu cầu cao về chuyên môn và nghiệp vụ, không ngừng nâng cao chất lượng công việc trong môi trường số hóa. Sự đồng lòng trong việc triển khai các dự án chuyển đổi số giúp toàn thể nhân viên cùng hướng tới mục tiêu chung.

Bà Trương Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Công đoàn BSR chia sẻ: “Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn, phụ nữ BSR có khả năng quản lý công việc hiệu quả, đảm bảo các quy trình xử lý văn bản, hồ sơ, đơn hàng và thanh toán diễn ra trơn tru, chính xác. Sự linh hoạt và khả năng đa nhiệm của phụ nữ cũng là yếu tố giúp họ thích nghi nhanh chóng với công nghệ mới, tối ưu hóa việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, từ khối trực tiếp của Nhà máy như các Ban chức năng: Vận hành Sản xuất, Nghiên cứu Phát triển, Điều độ Sản xuất, Quản lý Chất lượng… phụ nữ BSR đã đóng góp vào quá trình vận hành một cách hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giai đoạn sản xuất và kiểm soát chất lượng. Cho đến khối gián tiếp của Nhà máy như Thương mại, Pháp chế, Kế toán, Kinh doanh… phụ nữ cũng phát huy vai trò nổi bật của mình trong việc quản lý và vận hành hệ thống thông qua các giải pháp của chuyển đổi số”.

leftcenterrightdel
Công nghệ số giúp CBCNV nữ Ban Quản lý Chất lượng BSR giám sát và phân tích dữ liệu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao cho mọi sản phẩm 

Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng tốc độ xử lý công việc mà còn giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí giấy tờ và thời gian. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, các chị em phụ nữ tại BSR có thể làm việc linh hoạt hơn, cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Sự ưu việt của phụ nữ trong việc thích ứng và làm chủ công nghệ không chỉ đóng góp vào thành công của từng Ban chức năng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của BSR, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh và tồn tại trong ngành công nghiệp hiện đại.

Ngoài ra, sự tham gia của phụ nữ BSR vào quá trình chuyển đổi số cũng giúp cân bằng góc nhìn trong việc xây dựng chiến lược số hóa. Phụ nữ BSR đã mang đến những tư duy đổi mới, mềm dẻo và nhạy bén trong việc xử lý các thách thức, đặc biệt trong việc tối ưu hóa quy trình và quản lý dữ liệu lớn.

Trong hành trình chuyển đổi số đầy thách thức và cơ hội, phụ nữ BSR đã khẳng định vai trò không thể thiếu của mình. Từ việc làm chủ các công nghệ mới đến tham gia vào quản lý và vận hành hệ thống, họ không chỉ đảm bảo tính hiệu quả và chính xác trong công việc mà còn góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, chuyên nghiệp và đoàn kết trong toàn doanh nghiệp. Nhờ vào những đóng góp quan trọng đó, BSR đã và đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một doanh nghiệp số hóa tiên phong trong ngành công nghiệp dầu khí, nơi mà những giá trị cốt lõi “Chính trực – Chuyên nghiệp – Đoàn kết – Sáng tạo – Hiệu quả” tiếp tục được nâng cao và phát huy mạnh mẽ. Vai trò của phụ nữ trong quá trình này không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty, mà còn là minh chứng cho sự cam kết của BSR đối với tương lai số hóa toàn diện.

Thách thức và cơ hội trong tương lai

Dù có nhiều đóng góp quan trọng, phụ nữ BSR trong lĩnh vực chuyển đổi số vẫn đối mặt với không ít thách thức. Một trong số đó là việc cân bằng giữa công việc và gia đình, đặc biệt trong những ngành công nghiệp đòi hỏi thời gian và công sức lớn như dầu khí. Bên cạnh đó, quá trình nâng cao năng lực về công nghệ cũng là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì, đặc biệt trong việc cập nhật các xu hướng công nghệ mới.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo của BSR và sự cam kết từ bản thân, nhiều phụ nữ tại BSR đã và đang chứng minh rằng họ hoàn toàn có thể dẫn dắt quá trình chuyển đổi số và đạt được những thành tựu lớn. BSR cũng đã xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên sâu về công nghệ cho tập thể CBCNV. Các khóa học như Microsoft Azure – Nền tảng điện toán đám mây của Microsoft; hay ITIL – Chuẩn hóa dịch vụ CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế, đã giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự tự tin trong việc làm chủ công nghệ. Những chương trình này không chỉ giúp phụ nữ BSR phát triển khả năng kỹ thuật mà còn giúp họ sẵn sàng đối mặt với các thách thức của thời kỳ công nghệ số, tiếp tục đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là cơ hội lớn để phụ nữ BSR nắm bắt nhanh chóng thông tin tình hình thị trường, gia tăng sự thuận lợi trong giao dịch thương mại, tiếp cận khách hàng, kết nối với các đối tác trong chuỗi giá trị, quản lý hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mở ra không gian phát triển, tạo ra các giá trị mới.

leftcenterrightdel
Chuyển đổi số giúp tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh tại BSR, với sự đóng góp lớn của tập thể nữ CBCNV 

Phụ nữ tại BSR không chỉ là những nhân tố quan trọng giúp công ty tối ưu hóa các quy trình sản xuất, mà còn là những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới. Bằng tinh thần đổi mới, sự tận tâm và khát khao học hỏi, phụ nữ BSR đang góp phần làm thay đổi cách mà công ty vận hành, đưa BSR tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp số hóa hàng đầu trong ngành dầu khí.

Kể từ khi vận hành thương mại, BSR đã cung cấp cho thị trường trong nước hơn 91 triệu tấn sản phẩm các loại; đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định an ninh năng lượng bất kể biến động thị trường và biến động địa chính trị… Thành công đó là nhờ sự đoàn kết, chung sức của toàn thể người lao động nói chung, trong đó có sự đóng góp không ít của phụ nữ BSR./.

TN

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra