Trẻ em vùng cao và những cái nhìn ám ảnh

Thứ hai, 28/07/2014 16:34
(ThanhtraVietnam) – Không phải quá lạ lẫm với hình ảnh trẻ em vùng cao nhưng mỗi lần có dịp tiếp xúc, mỗi gương mặt, mỗi dáng hình, mỗi ánh mắt của các em đều ám ảnh tâm trí tôi đến nao lòng.
<div style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/dunglk/2014_7/tre_em_lao_cai_4.JPG" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><p class="MsoNormal" align="center"><i><span style="font-size:10.0pt;color:blue">Những nét vẽ nguệch ngoạc không đầu không cuối&nbsp;<o:p></o:p></span></i></p></div>Khu du lịch đông đúc người lại qua. Chủ yếu đến với nơi đây là khách từ Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Úc, Niu-di-lân, …và người Việt Nam ở mọi miền đất nước. Trái ngược với hình ảnh vui vẻ, phấn khởi vì đang được đặt chân tại một trong những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất miền Bắc của du khách là những cái nhìn thơ dại trên gương mặt lem luốc, lẫn lộn, len lỏi trong dòng người vừa lạ vừa quen. Có mấy ai để ý tới các em một cách thương cảm, hay chỉ thấy phiền mỗi khi có em bé nào đi theo và nài khách mua hàng.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/dunglk/2014_7/img_7633.JPG" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><p class="MsoNormal" align="center"><i><span style="font-size:10.0pt;color:blue">Gương mặt em hồn nhiên đến an nhiên…<o:p></o:p></span></i></p></div><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/dunglk/2014_7/tre_em_lao_cai_1.JPG" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><p class="MsoNormal" align="center"><i><span style="font-size:10.0pt;color:blue">Nhiều em bé ngây thơ, xinh xắn nhưng cũng lộ nét già trước tuổi<o:p></o:p></span></i></p></div>Hàng mà các em đem bán là một vài món đồ thổ cẩm được khâu lại và thêu tay thành những hình con chim, con bướm, con công,... nhỏ xinh, du khách có thể làm vật trang trí hoặc móc treo chìa khóa. Có thể, những món hàng đó là do bà, mẹ, chị em làm hay cũng có thể là được thêu bởi những người thân, người khác trong bản. Nếu nhìn kỹ thì chúng ta sẽ thấy ở đó cả tâm hồn người thêu vừa mềm mại, vừa tỉ mẩn nhưng cũng hết sức sắc sảo. Du khách nước ngoài đặc biệt thích những sản phẩm này bởi đó là bản sắc riêng có của một dân tộc.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Chỉ có điều, trên con phố du lịch nhỏ, nhất là khi thị trấn lên đèn, quan sát những người bán rong, chỉ có các em, rong ruổi, lẽo đẽo.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/dunglk/2014_7/tre_em_lao_cai_3.JPG" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><p class="MsoNormal" align="center"><i><span style="font-size:10.0pt;color:blue">Và một tuổi thơ rong ruổi trên đường và hè phố<o:p></o:p></span></i></p></div>Thấy bất cứ người khách lạ nào vừa xuất hiện là nhiều em nhanh chóng chạy lại, có em nhỏ chỉ chừng 3 tuổi địu trên lưng 1 em bé chừng 1 tuổi mời chào mua hàng. Tôi để ý có cả những em còn "đỏ hỏn", hỏi ra mới biết em bé ấy mới sinh chưa đầy 1 tháng tuổi đã vắt vẻo trên lưng chị đi bán hàng. Mà sao, mẹ em quấn địu cho em chặt thế, lại phủ lớp chăn mỏng qua đầu, tôi sợ em bé không ngạt thở thì cũng bị nóng quá. Nhưng dường như sự e ngại đó của tôi là thừa. Bởi mọi sự vẫn an nhiên như thế. Có thể, các em đã quen. Và, đúng là, hầu như tôi không nghe tiếng em bé nào khóc. Trên lưng bà, mẹ, chị, các em bé vẫn ngủ say, mặc kệ nắng hay rét.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Có khi đã khoảng 10 giờ đêm, Sapa thấm lạnh. Chúng tôi vẫn bắt gặp các em ngồi bán hàng, có em buồn ngủ quá đã ngủ ngay trên tấm ni long trải trên vỉa hè, bên cạnh vẫn là mấy món hàng quen thuộc, quần áo thì phong phanh. Có vài người rỉ tai nhau: “Kệ, chúng nó vẫn thế mà!” Nhưng cũng có mấy người động lòng thương, dúi vào tay em mấy đồng bảo em về nhà ngủ đi, trời lạnh lắm rồi. Nhưng, các em vẫn còn ở đấy khi mà mấy người khách đã chạy vội về phòng nghỉ.&nbsp;</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Có em bé "tè" dầm, quần áo ướt mèm và bắt đầu gắt mùi, nhưng mẹ em bảo: tý nữa “chị” thay cho con, rồi lại coi như không có chuyện gì xảy ra. Em bé cũng không phản ứng gì, vẫn ngoan ngoãn ngồi trong lòng mẹ.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Mẹ em xưng “chị” với tất cả chị em chúng tôi. Nhưng hỏi ra thì biết, “chị” mới 22 tuổi. Trông “chị” vừa khắc khổ vừa ngây dại. “Chị” hồn nhiên kể: ngày xưa vợ chồng em lấy nhau do bố mẹ sắp đặt, hỏi tuổi, thấy hợp thì cho lấy. Nhưng bây giờ, thanh niên không như thế nữa. Tôi cũng hơi tò mò, hỏi: Thế ngày xưa là bao giờ? – Mẹ em bảo: khoảng 2 năm trước.</div><div style="text-align: justify;">…</div><div style="text-align: right;"><b>K. Dung</b></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra